Chuyên gia nói gì về khả năng kinh tế Việt Nam vượt Thái Lan, Indonesia, Philippines trong những năm tới?
Tờ Bangkok Post viết, trong vòng 20 năm tới, Thái Lan sẽ không có nhiều tiến bộ. Trong khi đó, Việt Nam có thể đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.
- 01-01-20224 quy định mới cán bộ, công chức, viên chức cần biết từ hôm nay
- 01-01-2022Báo Nhật: 'Ông trùm' bán lẻ Masan tích hợp quán cà phê và ngân hàng vào siêu thị mini WinMart+, mục tiêu trở thành one-stop shop
- 31-12-2021Thành lập một năm đã phải chống dịch 5 tháng, 'thành phố trong thành phố' đầu tiên của Việt Nam giờ ra sao?
Năm 2020, trong khuôn khổ buổi đối thoại với các chuyên gia, đối tác quốc tế tại Hội nghị trực tuyến chuyên sâu về Việt Nam thảo luận các chiến lược để tối ưu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch với chủ đề "Việt Nam - ngôi sao đang lên", Tổng Giám đốc Tổng giám đốc BW Industrial Development JSC, ông CK Tong đã nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan, Indonesia, Philippines trong những năm tới.
TS. Chayodom Sabhasri của Khoa Kinh tế thuộc Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cũng từng nhấn mạnh: "Kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Gần đây, rõ ràng, đầu tư nước ngoài trực tiếp của phương Tây đã chuyển từ một số thành viên ASEAN sang Việt Nam. Đầu tư của Nhật Bản ở Thái Lan năm 2020 cũng đã chuyển hướng sang Việt Nam. Chắc chắn, Việt Nam sẽ sớm theo kịp các thành viên hàng đầu ASEAN".
Theo ấn phẩm "Động thái và thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020" của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2019, GDP bình quân đầu người của Thái Lan gấp 2,3 lần Việt Nam. Song, dù Thái Lan đang được xếp hạng cao hơn, tờ Bangkok Post viết, trong vòng 20 năm tới, Thái Lan sẽ không có nhiều tiến bộ. Trong khi đó, Việt Nam có thể đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.
Giai đoạn 1960-1990, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ trung bình 7,5%. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn 2008-2018, tốc độ này đã giảm đáng kể. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng quốc gia này ghi nhận âm 0,7%.
Kinh tế Việt Nam lại ghi nhận tốc độ tăng trưởng ổn định hơn, với mức từ 5,2% năm 2012 đến 7,1% vào năm 2018. Việt Nam đã duy trì mức tăng 7% trong suốt giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 gấp 1,7 lần so với Thái Lan. Ngoài ra, nhiều chỉ số kinh tế như xuất nhập khẩu, FDI, chi tiêu tiêu dùng... của Việt Nam cũng vượt Thái Lan.
Tờ Bangkok Post cho hay, năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam là 55,2 tỷ USD. Trong khi đó, Thái Lan chỉ đạt 8,8 tỷ USD. Con số này phản ánh, mặc dù "đi sau" hàng thập kỷ, nền kinh tế Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh và vượt qua Thái Lan.
Trong bài viết với tiêu đề "Điều gì khiến Việt Nam hấp dẫn hơn Thái Lan trong thu hút vốn đầu tư vào sản xuất", BW Industrial khẳng định, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung kéo dài sang năm thứ 4, thúc đẩy làn sóng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam được coi là hai điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Đáng chú ý, Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ trong khu vực nhờ nhiều lợi thế.
Đầu tiên là về dân số. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang có sự chuyển đổi nhanh chóng về dân số và cơ cấu xã hội. Dân số Việt Nam năm 2020 là hơn 97 triệu người và dự kiến sẽ đạt 120 triệu người vào năm 2050.
Trong đó, 70% dân số dưới độ tuổi 35 và tuổi thọ trung bình là 76 tuổi, cao nhất trong số các nước có mức thu nhập tương tự ở Asean. Chỉ số nhân lực của Việt Nam đứng thứ 48 trong tổng số 157 quốc gia và đứng thứ 2 ở Asean sau Singapore.
Quy mô dân số của Thái Lan là 70 triệu người. Trong đó, hơn 1/4 dân số sẽ trên 60 tuổi vào năm 2030, trong khi tỷ lệ sinh liên tục giảm mạnh trong nhiều năm qua, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, lực lượng lao động sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan trong 20 năm tới.
Thứ hai về số lượng các hiệp định thương mại tự do. Việt Nam đang từng bước mở rộng lợi thế cạnh tranh bằng việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn. Hiện số lượng các FTA mà Việt Nam tham gia nhiều hơn Thái Lan và các quốc gia trong khu vực, trong đó có những hiệp định lớn như CPTPP, RCEP…
Thứ 3, tiêu dùng nội địa tăng mạnh. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng gấp 3, từ 600 USD trong năm 2005 lên khoảng 2.800 USD vào năm 2019. Theo báo cáo của WB, tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện chiếm 13% dân số cả nước và được dự đoán sẽ tăng lên 26% vào năm 2026.
Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia hàng đầu trong khu vực, bao gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines về sự gia tăng của tầng lớp trung lưu (nhóm có mức sống 15 USD/ngày, theo WB).
Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF), sự bùng nổ chi tiêu của tầng lớp trung lưu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng chi tiêu dùng quốc gia và do đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Thứ 4, chính trị ổn định. Đây là một trong những yếu tố chính khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà sản xuất. Câu chuyện thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài phần lớn là nhờ vào hệ thống quản lý tài chính như thuế, kế toán và kiểm soát ngoại hối hiệu quả.
Quy trình đăng ký đầu tư và quản lý thuế ở Việt Nam cũng được phân cấp và từng bước cải thiện khi cấp tỉnh và thành phố có quyền quyết định đáng kể về cách thức thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Ngoài ra, điểm khiến Việt Nam có lợi thế hơn so với Thái Lan đó là vị trí địa lý. Trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới có một tuyến chạy qua và 5 tuyến liên kết với Việt Nam.
Với vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu ở Đông Nam Á cho các nhà đầu tư nước ngoài trong chiến lược Trung Quốc+1 nhằm tiết giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhiều nhà sản xuất đã mở rộng dây chuyền sang các quốc gia bên cạnh khi chi phí hoạt động tại Trung Quốc liên tục tăng cao.