MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia Phạm Chi Lan cảnh báo về rủi ro nợ của khu vực FDI tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Hiện nhiều chuyên gia đang nghiên cứu về việc vay nợ của các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên, công tác tìm kiếm số liệu tương đối khó khăn.

  • Nông sản thực phẩm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm. Đó là thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; thiếu vốn và kinh phí; cơ sở, trang thiết bị chưa đáp ứng...

Thông tin này được bà Phạm Chi Lan cho biết tại buổi giao lưu trực tuyến gần đây của Báo Trí Thức Trẻ.

Vấn đề vay nợ của các doanh nghiệp FDI, theo vị chuyên gia này, cần phải nghiên cứu thật kỹ. Một số ghi nhận gần đây đã dấy lên cảnh báo về việc vay nợ của các doanh nghiệp ngoại.

Theo bà Lan, không phải cứ là doanh nghiệp FDI thì nguồn tiền đầu tư tại Việt Nam là tiền của doanh nghiệp. Thay vào đó, những nhà đầu tư này cũng nợ, và nhiều khả năng một nguồn tiền lớn được huy động ngay tại Việt Nam. Điều này khiến cho phần tín dụng ngân hàng dành cho doanh nghiệp bị chia năm xẻ bảy mà ở đó, phần thiệt thuộc về các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

98% doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, nhưng theo thứ tự ưu tiên tiếp cận nguồn lực, các doanh nghiệp này xếp cuối bảng, sau DNNN, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân lớn. Trong khi đó, vấn đề tiếp cận tín dụng, vốn, từ lâu được xem là khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế.

Bà Lan nói rằng thời điểm hiện tại các chuyên gia đang tích cực thống kê, nghiên cứu về nợ của khu vực nước ngoài, ví dụ bao nhiêu phần trăm huy động tại Việt Nam và bao nhiêu phần trăm huy động ở nước ngoài, để chứng minh các giả thiết. Tuy nhiên công tác này được nhìn nhận là không hề dễ dàng.

Theo số liệu được phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 2 tháng đầu năm đã có sự giảm nhẹ so với năm 2018, khoảng 0,04%. NHNN dự kiến hết quý I, mức tín dụng này sẽ dao động quanh 1%, tương đương cùng kỳ 2018 (1,6%).

Tín dụng cho SME tăng thấp được NHNN giải thích là do ảnh hưởng của Tết Dương lịch và Âm lịch. Theo đó, các doanh nghiệp tăng cường tiêu thụ, tiền về trả nợ ngân hàng và ít vay hơn. Mặt khác, thông lệ ở quý I tín dụng sẽ thấp hơn, doanh nghiệp sẽ hoạt động mạnh và tăng tốc ở các quý sau.

Thị trường cũng đang nghi nhận hiện tượng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh mẽ trong thời gian trở lại đây. Trong quý I, số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết 14.761 doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong quý, tăng 20,8% so với cùng kỳ 2018. 

Bên cạnh đó, 15.331 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Đa phần doanh nghiệp đóng cửa giải thể có quy mô nhỏ và vừa, điều này cho thấy các doanh nghiệp này vẫn đang trong tình trạng khó khăn về nhiều mặt, buộc phải rời khỏi thị trường.

Vũ Hoà

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên