MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia PwC: Khi Trung Quốc "hắt hơi" thì các thị trường mới nổi cũng "sổ mũi", nhưng Việt Nam vẫn là một điểm sáng cho các nhà đầu tư

Trưởng Bộ phận Nghiệp vụ Đầu tư Địa chính trị tại PwC đã có một cuộc thảo luận với phóng viên Bloomberg về việc thương mại và nền kinh tế Trung Quốc đang bị tổn hại như thế nào, và Việt Nam đang trở thành một điểm nóng đầu tư toàn cầu ra sao.

Có nhiều ý kiến cho rằng chiến tranh thương mại sẽ chỉ làm Trung Quốc mạnh hơn, bà nghĩ thế nào về nhận định này?

Bà Alexis Crow - Trưởng Bộ phận Nghiệp vụ Đầu tư Địa chính trị tại PwC: Tôi không cho là như vậy đâu. Trung Quốc đã thiệt hại trên rất nhiều khía cạnh cho đến thời điểm này. Tôi nghĩ rằng nếu như duy trì một nền kinh tế thị trường quá thực dụng, rất nhiều vấn đề xã hội, bất bình đẳng có thể nảy sinh. Như bạn đã nói, sự uể oải và mất niềm tin từ cả hai phía Mỹ và Trung Quốc đã tăng lên khá nhiều. Cuộc chiến này đã đánh động vào tĩnh mạch của kinh tế toàn cầu, một điểm mấu chốt về sản xuất và phân phối hàng hóa, và trên cả là điểm phát triển công nghệ. Những vấn đề thương mại và cả cuộc chiến công nghệ mới đây sẽ thực sự gây hại cho nền kinh tế và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của nó. Vì thế, tôi cho rằng Trung Quốc cần cảnh giác hơn rất nhiều.

Chuyên gia PwC: Khi Trung Quốc hắt hơi thì các thị trường mới nổi cũng sổ mũi, nhưng Việt Nam vẫn là một điểm sáng cho các nhà đầu tư - Ảnh 1.

Còn về thị trường chứng khoán thì sao?

Bà Alexis Crow: Tôi nghĩ nó thực sự phụ thuộc vào những gì sẽ xảy ra với cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump. Tất nhiên chúng ta sẽ thấy điều đó liên quan đến việc một số công ty công nghệ ở Trung Quốc đang gặp khó khăn rất lớn. Tôi nghĩ rằng, ẩn giấu dưới những biến động ngắn hạn này, tôi vẫn sẽ đặt cược vào các cổ phiếu của các nền kinh tế mới.

Tuy nhiên, các thị trường mới nổi ở châu Á và Trung Quốc nhìn chung vẫn là một khối. Khi Trung Quốc "hắt hơi", thì các thị trường mới nổi cũng sẽ "sổ mũi". Chúng ta vẫn thấy rất nhiều cổ phiếu giao dịch từ các thị trường mới nổi nói chung, bị định giá rất thấp. Chúng ta đã nói rất nhiều về tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc. Theo một cách tiếp cận nào đó, vì các nhà đầu tư lo ngại về chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm giảm tăng trưởng toàn, động cơ đầu tư của họ cũng sẽ sụt giảm, và nhìn chung tất cả đều sẽ bất lợi.

Những động thái gần nhất của Trung Quốc trên thị trường trái phiếu sẽ tác động thế nào?

Bà Alexis Crow: Chúng ta đã thấy thị trường một lần nữa biến động mạnh trong 13 tháng diễn ra sự căng thẳng thương mại nghiêm trọng. Tất nhiên, sự bất ổn đi ngược lại với kỳ vọng của bất kỳ nhà đầu tư nào. Thị trường mới nổi nào có nền chính trị ổn định, bất biến trước những ảnh hưởng của thế giới rõ ràng sẽ trở thành điểm chú ẩn an toàn - một thỏi nam châm hút vốn đầu tư.

Bà có lời khuyên gì cho các chuyên gia về điểm đến đầu tư?

Bà Alexis Crow: Mặc dù có một vài yếu tố nhỏ đang cản trở thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhưng đối với tôi, Việt Nam vẫn là một điểm sáng cho các nhà đầu tư cũng như các hoạt động M&A.

Việt Nam chắc chắn là một điểm đến hấp dẫn theo ý kiến của rất nhiều chuyên gia, nhưng ý kiến cá nhân của bà thì sao?

Bà Alexis Crow: Tôi nghĩ từ góc độ vĩ mô, Chính phủ Việt Nam vẫn giữ được sự thận trọng trong việc quản lý cán cân ngân sách. Đối với một quốc gia đang chuyển dịch quá trình tăng trưởng từ nông nghiệp sang sản xuất đến cơ sở dịch vụ, dân số đứng thứ 13 thế giới với gần 100 triệu người, thì đó là một điều đáng ghi nhận.

Và nếu bạn so sánh Việt Nam với 5 quốc gia còn lại trong khối ASEAN-6 (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam) về niềm tin vào chính phủ, thu nhập khả dụng, tỷ lệ người phụ thuộc, thì Việt Nam là một thị trường tiêu thụ rất hấp dẫn, xét theo cách tiếp cận về tiêu dùng.

Hoàng An

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên