MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia SSI chỉ ra ảnh hưởng các chỉ số kinh tế vĩ mô lên thị trường chứng khoán thời Covid-19

Chuyên gia SSI chỉ ra ảnh hưởng các chỉ số kinh tế vĩ mô lên thị trường chứng khoán thời Covid-19

Đại diện SSI nêu rõ, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hầu hết thị trường chứng khoán đều tăng một phần do các quốc gia áp dụng giảm lãi suất. Kênh đầu tư an toàn là tiết kiệm đã không còn sinh lời như trước. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ chuyển tiền sang các kênh khác như bất động sản, vàng, chứng khoán.

Ngày 21/7, tại chương trình tư vấn đầu tư chứng khoán với chủ đề "Kinh tế vĩ mô có cần cho đầu tư chứng khoán?" do CTCP Chứng khoán SSI tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra một số nhận định về tình hình chính sách vĩ mô của Việt Nam 6 tháng cuối năm 2021.

Lạm phát sẽ tăng vào quý 4?

Theo đó, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI Phạm Lưu Hưng nhấn mạnh, không gian chính sách tài khóa năm 2021 tốt hơn so với năm 2020. Chi ngân sách năm 2020 khá là thận trọng vì ngại thâm hụt ngân sách. Sang nửa đầu năm 2021, thu ngân sách tốt hơn. Mặt khác, ảnh hưởng của dịch năm nay có thể cao hơn, do đó chính sách tài khóa sẽ mạnh hơn so với năm trước.

Đối với đầu tư công thì giải ngân nửa đầu năm khá thấp. Theo đó, việc giải ngân đầu tư công sẽ được đẩy mạnh, ước tính giải ngân quý 3 có thể tăng 25%. Ông Phạm Lưu Hưng cho hay, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công sẽ tốt cho triển vọng tăng trưởng của quý 3.

Liên quan đến áp lực lạm phát, ông Hưng khẳng định, nếu nhìn vào con số thì lạm phát Việt Nam nửa đầu năm thấp nhất từ trước tới nay, ngược lại với tình hình thế giới. "Số liệu thấp như vậy một phần là do rổ hàng hóa ở Việt Nam có tỷ lệ lượng thực, thực phẩm, đồ uống rất cao. Trong nửa đầu năm, Việt Nam chịu hai đợt dịch Covid-19 nên áp lực tăng giá với mặt hàng thực phẩm thấp dẫn tới lạm phát nửa đầu năm thấp".

Song, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI cũng cho rằng cần phải lo lắng về lạm phát nửa cuối năm. Nếu dịch được xử lý trong quý 3 và có sự mở cửa nội địa trong quý 4 thì giá các mặt hàng lượng thực - thực phẩm sẽ tăng trở lại vào quý 3 và lạm phát sẽ tăng vào quý 4. Mặt khác, hàng hóa nhạy cảm như xăng dầu có khả năng sẽ tăng giá khi số dư quỹ bình ổn đang ở mức thấp.

Như vậy, áp lực làm phát là hiện hữu và có thể cao hơn vào nửa cuối năm. Nhưng kỳ vọng là lạm phát trung bình 12 tháng vẫn thấp hơn mức mục tiêu là 4%. Do vậy, không gian cho chính sách tiền tệ khá rõ ràng và NHNN vẫn có thể hỗ trợ thông qua chính sách tiền tệ mà không lo lạm phát cao như các nước trên thế giới.

Các kênh đầu tư dần thay đổi

Tại đây, Phó Giám đốc Đầu tư Công Ty Quản lý Quỹ SSI Lê Quý Hải cũng nhận định, Việt Nam đang đặt mục kiểm soát lạm phát và có nhiều dư địa để kiểm soát. Năm nay, Việt Nam đang quản lý chính sách tiền tệ để đạt mục tiêu lạm phát rất chặt chẽ. Đầu năm, NHNN giao mục tiêu tăng trưởng tín dụng rất thận trọng, thậm chí còn giao theo quý. Hiện tại dựa vào hoạt động của các ngân hàng, NHNN đã nới room tín dụng.

Theo ông Lê Quý Hải, áp lực lạm phát tăng mạnh không lớn. "Việc nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ kinh tế vẫn sẽ được tiếp diễn trong nửa cuối năm. Nhà đầu tư có thể quan tâm tới một số nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp tới giải ngân đầu tư công như bất động sản, vật liệu xây dựng, hạ tầng và các nhóm hưởng lợi gián tiếp như ngân hàng, nhờ tăng giải ngân tín dụng".

Liên quan đến thị trường chứng khoán, ông Hải cho biết, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hầu hết thị trường chứng khoán đều tăng một phần do các quốc gia áp dụng giảm lãi suất. "Kênh đầu tư an toàn là tiết kiệm đã không còn sinh lời như trước. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ chuyển tiền sang các kênh khác như bất động sản, vàng, chứng khoán. Tuy nhiên, kênh bất động sản đang tăng nóng và bị kiểm soát. Chứng khoán là kênh sinh lời tốt nên dòng tiền đang vào rất là tốt. Thời gian qua thanh khoản thị trường có những phiên trên 30 nghìn tỷ đồng".

Anh Vũ

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên