MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia tâm lý trẻ em Việt tại Anh nói với cha mẹ có thói quen ép con xin lỗi: "Trước khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải giáo dục chính mình trước"

11-10-2021 - 19:18 PM | Sống

Chuyên gia tâm lý trẻ em Việt tại Anh nói với cha mẹ có thói quen ép con xin lỗi: "Trước khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải giáo dục chính mình trước"

Từ quan điểm bài viết: "Ép buộc trẻ xin lỗi là góp phần giết chết cá tính 1 đứa trẻ", dưới đây là cuộc nói chuyện sâu hơn với tác giả bài viết.

"Con của mình chỉ cần biết nói ra lời xin lỗi khi chính bản thân cảm thấy cần phải làm thế là đủ. Nếu con chấp nhận được những hậu quả trực tiếp của việc không xin lỗi, hãy cứ để con chọn điều đó. Bạn biết điều gì là tốt cho con, nhưng đôi khi để con tự gánh chịu hậu quả lại có kết quả tốt hơn rất nhiều trong tương lai.

Ép buộc con nói lời xin lỗi chính là một dạng thao túng và góp phần giết chết cá tính cũng như chính kiến của trẻ".

- Alicia Vu (Quỳnh) -

Khi bị ép nói lời xin lỗi mà không phục rất dễ khiến đứa trẻ buông xuôi để trở thành người xấu luôn

- Có rất nhiều bài viết về cách dạy con với tư tưởng hiện đại và tích cực, chị có thể giới thiệu đôi chút về mình, điều gì đã khiến cho chị trở thành 1 bà mẹ thấu cảm như thế?

- Mình không dám nhận bản thân là một người mẹ thấu cảm vì mình biết mình vẫn đang trên con đường đi đến cái đích đó thôi. Vẫn có rất nhiều tình huống khiến mình lúng túng như biết bao người phụ nữ lần đầu làm mẹ khác.

Chuyên gia tâm lý trẻ em Việt tại Anh nói với cha mẹ có thói quen ép con xin lỗi: Trước khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải giáo dục chính mình trước - Ảnh 2.

Mình có hứng thú với tâm lý học, đặc biệt là tâm lý trẻ em. Việc tích lũy kiến thức ngày qua ngày, cộng với quan sát các em bé xung quanh mình lớn lên, khiến mình luôn cảm thấy thế giới của trẻ con thật thú vị nhưng cũng không kém phần phức tạp. Hiện tại, mình đã có chứng chỉ về Tâm Lý Học Trẻ Em tại Anh Quốc và đang dần hoàn thành chứng chỉ về Parents Burnout. Khi hoàn thành chứng chỉ này, mình sẽ có tên trong danh sách các chuyên gia về Parents Burnout quốc tế và đủ điều kiện coaching cho các bậc cha mẹ đang kiệt sức hoặc gặp vấn đề trong mối quan hệ với con của họ.

Ngoài ra, mình còn đang viết một quyển sách về cách những tổn thương thời thơ ấu ảnh hưởng đến quá trình làm cha mẹ và có một cộng đồng làm cha mẹ tích cực. Đây là nơi mình và các cộng sự chia sẻ kiến thức và các góc nhìn khác nhau về làm cha mẹ tích cực. Hy vọng sẽ mang đến điều gì đó tốt đẹp cho cộng đồng và tuổi thơ của các em bé.

- Trong bài viết gần đây chị có nói chị cũng từng mắc sai lầm về việc dạy con nói lời xin lỗi, cụ thể câu chuyện này là gì?

- Ngày trước, mình cũng tư duy theo lối mòn rằng làm sai thì việc đầu tiên là phải xin lỗi. Rất nhiều lần mình bắt con khoanh tay đứng trước mặt mình và nói: “Con xin lỗi mẹ ạ".

Cho dù bé còn khá nhỏ và chưa thật sự hiểu tại sao phải làm thế, chưa nói đến việc bé có thật sự biết mình đã làm sai chỗ nào. Sau mỗi lần như vậy, mình đều thấy có gì đó không đúng nên đã thay đổi cách tiếp cận.

- Chị cũng có ký ức tuổi thơ với việc cha mẹ bắt phải xin lỗi và nó đã khiến chị cảm thấy ám ảnh đến sau này như thế nào?

- Mình không nghĩ là nó nặng nề đến mức dùng từ “ám ảnh". Mình nghĩ dùng từ “ấm ức" sẽ hợp lý hơn.

Mình cảm thấy bản thân may mắn khi người mang đến cho mình những ấm ức đó không phải bố mẹ, mà chỉ là những người ngoài như cô giáo, họ hàng. Mình vẫn nhớ những lần đi học bị đổ tội oan, hay xô xát với bạn bè, anh em họ, mà bản thân phải là người nhận mọi lỗi sai.

Những lúc như vậy, mình thấy trào dâng cảm giác tức giận, uất ức, muốn trả đũa hoặc nổi loạn, buông xuôi để trở thành người xấu luôn. Khi nhớ về những việc này, mình không muốn con mình hay bất kỳ em bé nào khác phải trải qua những cảm xúc tiêu cực như vậy nữa.

- Hẳn là hành trình làm mẹ, sẽ không ngay lập tức có ngay 1 bà mẹ chín chắn, trưởng thành, theo chị việc đọc nhiều sách hay nhìn bằng "thấu kính" của lũ trẻ sẽ có thể trở thành 1 bà mẹ ít mắc lỗi nhất?

- Mình nghĩ thế này, việc mắc lỗi không xấu, con người ai cũng mắc lỗi cả. Điều quan trọng là chúng ta có dám thừa nhận mình đã sai và tìm cách sửa chữa hay không.

Chuyên gia tâm lý trẻ em Việt tại Anh nói với cha mẹ có thói quen ép con xin lỗi: Trước khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải giáo dục chính mình trước - Ảnh 3.
Chuyên gia tâm lý trẻ em Việt tại Anh nói với cha mẹ có thói quen ép con xin lỗi: Trước khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải giáo dục chính mình trước - Ảnh 4.

Làm cha mẹ cũng vậy. Đọc sách nhiều đương nhiên là tốt. Tuy nhiên, đọc sách nhiều không có nghĩa là chúng ta sẽ ít mắc sai lầm. Mình vẫn sai lầm đầy ra đấy vì lý thuyết là một chuyện, mỗi đứa trẻ lại là một cá thể riêng biệt và chúng phát triển rất nhanh.

Bất cứ khi nào mình nghĩ mình hiểu được con thì con lại lên một tầm phát triển khác. Vì vậy, làm cha mẹ là một con đường phải học rất dài, sai lầm là không tránh khỏi và đừng sợ hãi những sai lầm.

Hãy chấp nhận rằng mình không hoàn hảo, con mình không hoàn hảo, chúng ta cùng nhau cố gắng hoàn thiện là được rồi.

Trước khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải giáo dục chính mình trước

- Không chỉ có trẻ con, chị có nghĩ người lớn chúng ta là người cần học nói lời xin lỗi không kém gì lũ trẻ?

- Đúng vậy! Mình rất thích câu slogan “Children see, children do" trong một quảng cáo của nước ngoài mà mình xem cách đây nhiều năm. Câu này có nghĩa là trẻ con sẽ lặp lại những gì chúng được nhìn thấy. Trước khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải giáo dục chính mình trước. Khi đó, các con sẽ tự học theo tấm gương gần nhất là bố mẹ.

Bất cứ khi nào mình nghĩ mình hiểu được con thì con lại lên một tầm phát triển khác. Vì vậy, làm cha mẹ là một con đường phải học rất dài, sai lầm là không tránh khỏi và đừng sợ hãi những sai lầm.

Hãy chấp nhận rằng mình không hoàn hảo, con mình không hoàn hảo, chúng ta cùng nhau cố gắng hoàn thiện là được rồi.

Alicia Vu (Quỳnh)

Ngay cả khi xin lỗi con, mình cũng chỉ xin lỗi khi bản thân mình thật sự chân thành về lời xin lỗi đó. Con có quyền giận khi mẹ làm sai và mình không cố trốn tránh hay cấm con thể hiện cảm xúc đó.

Chuyên gia tâm lý trẻ em Việt tại Anh nói với cha mẹ có thói quen ép con xin lỗi: Trước khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải giáo dục chính mình trước - Ảnh 5.
Chuyên gia tâm lý trẻ em Việt tại Anh nói với cha mẹ có thói quen ép con xin lỗi: Trước khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải giáo dục chính mình trước - Ảnh 6.

Đôi khi, mình cũng nói với con hoặc chồng là “mẹ chưa sẵn sàng để xin lỗi con bây giờ" hay “em chưa sẵn sàng để xin lỗi anh bây giờ" và chỉ quay lại xin lỗi khi mình sẵn sàng làm điều đó. Con sẽ nhìn thấy sự chân thành trong lời nói và ánh mắt của mình, ngay cả khi mẹ đã xin lỗi rồi mà con chưa sẵn sàng tha thứ thì con vẫn có quyền giận.

- Như trong bài viết chị cũng nói việc nói lời xin lỗi và việc thực sự biết lỗi là 2 chuyện khác nhau. Việc nói chuyện và phân tích để trẻ nhận ra lỗi sai của mình để trẻ không mắc phải lỗi sai đó mới thực sự quan trọng, chứ không phải là lời xin lỗi bề ngoài có thể khiến trẻ không phục…

- Quan trọng hơn hết, khi nói ra lời xin lỗi thì bản thân mình cũng phải có trách nhiệm với lời xin lỗi đó. Cụ thể là mình cố gắng không lặp lại lỗi sai. Tất cả những điều này mình tin là con sẽ dần dần học được.

- Người lớn có xu hướng cho mình cái quyền được cho rằng là mình đúng và ép trẻ nói lời xin lỗi, nhiều khi cũng không phải vì con, mà vì sĩ diện của người lớn muốn hài lòng 1 người lớn khác, theo chị có đúng không?

- Mình thì không nghĩ nặng nề thế. Có thể chính những người lớn đó họ cũng đã lớn lên như vậy nên họ chưa từng nghi ngờ những bài học họ được dạy có gì đó không đúng. Nói cách khác là có thể họ cũng không biết cách xử lý nào khác tốt hơn.

Chuyên gia tâm lý trẻ em Việt tại Anh nói với cha mẹ có thói quen ép con xin lỗi: Trước khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải giáo dục chính mình trước - Ảnh 7.

Còn về việc họ có “vì sĩ diện" hay “muốn làm hài lòng người lớn khác" hay không thì mình không chắc vì mình không phải họ. Nhưng mình tin rằng khi đã biết cách xử lý tốt hơn, sẽ không bố mẹ nào chọn làm tổn thương con mình vì sĩ diện cả.

Con cái là một món quà, đừng cố gắng thay đổi món quà đó

- Là 1 bà mẹ có con 3 tuổi chị nhận thấy khi cha mẹ có tư duy tích cực và có cái nhìn công tâm thì con cái nhận được lớn nhất là điều gì?

- Theo mình, điều quý giá nhất mình giữ lại được cho con là “sự tự tin” và “có chính kiến”. Mình dùng từ “giữ lại được" thay vì “nhận được", bởi bản thân mỗi đứa trẻ đều có sẵn trong mình hai điều này, chỉ là cách nuôi dạy của người lớn khiến chúng bị mài mòn hay ngày càng sắc bén thôi.

Khi được bố mẹ thấu hiểu và đồng cảm, con sẽ nhận ra bản thân mình xứng đáng được quý trọng, suy nghĩ và cảm xúc của mình xứng đáng được nhìn nhận. Con dám nói ra suy nghĩ và cảm xúc của mình vì biết mình sẽ được thấu hiểu và giúp đỡ, thay vì lúc nào cũng nơm nớp lo sợ mình có đang làm gì sai không, liệu mình có bị phạt hay bị đánh/mắng không. Đó chính là sự tự tin.

Chuyên gia tâm lý trẻ em Việt tại Anh nói với cha mẹ có thói quen ép con xin lỗi: Trước khi giáo dục một đứa trẻ, chúng ta phải giáo dục chính mình trước - Ảnh 8.

Khi được bố mẹ đối xử tôn trọng và bình đẳng, con sẽ biết rằng mình có quyền sống thật với suy nghĩ và cảm xúc, có quyền bảo vệ ý kiến của mình ngay cả khi tất cả mọi người đều làm khác, bên cạnh việc học cách hòa nhập vào xã hội. Đó chính là có chính kiến.

- Ngoài chuyện dạy con về việc nói lời xin lỗi theo chị còn những điều vô lý nào của cha mẹ mà cũng phải thay đổi sớm?

- Điều mình luôn muốn nhắn nhủ với các bậc cha mẹ là “con cái là món quà". Đừng cố gắng tìm cách thay đổi món quà mình được nhận, thay vào đó hãy trân trọng và gìn giữ nó.

Có rất nhiều bậc cha mẹ đặt ra một hình mẫu trong đầu về đứa trẻ hoàn hảo mà họ mong muốn, rồi làm mọi cách uốn con mình trở thành như vậy mà quên mất đứa trẻ trước mặt mình cũng có những điểm mạnh riêng.

Hãy ngồi xuống, bình tâm quan sát “món quà" của bạn để tìm ra hướng đi phù hợp nhất cho con và cho chính hành trình làm cha mẹ của mình.

Theo ĐX

Pháp luật & bạn đọc

Trở lên trên