MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia tiết lộ 7 bí ẩn về giọng nói của con người: Không chỉ cơ thể, giọng nói cũng cần ‘tập thể dục’

18-12-2021 - 13:41 PM | Sống

Chuyên gia tiết lộ 7 bí ẩn về giọng nói của con người: Không chỉ cơ thể, giọng nói cũng cần ‘tập thể dục’

Giọng nói là "vũ khí thần công" bạn sử dụng để giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, giọng nói cũng chứa đựng những điều lý thú, bí ẩn, và đáng ngạc nhiên. Chuyên gia tiết lộ 7 sự thật thú vị về giọng nói sẽ làm thỏa mãn trí tò mò của bạn!

Chúng ta đang sống trong một thế giới với đa dạng các loại âm thanh, từ âm thanh của môi trường xung quanh đến tiếng nói chuyện giữa người với người. Đây là yếu tố làm cho cuộc sống trở nên sống động hơn. Tuy nhiên, bạn biết bao nhiêu về những bí ẩn trong giọng nói của chính mình? Đặc điểm và điều kỳ diệu của "công cụ" bạn sử dụng để giao tiếp hàng ngày là gì?

Các chuyên gia tiết lộ 7 sự thật thú vị về giọng nói của chúng ta như sau:

 1. Bạn có giọng nói từ khi sinh ra

Trẻ sơ sinh bắt đầu bắt chước giọng của bố mẹ từ khi còn trong bụng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tiếng khóc của trẻ sơ sinh ở Pháp và Đức đều bắt chước giọng mẹ đẻ của chúng.

Chuyên gia tiết lộ 7 bí ẩn về giọng nói của con người: Không chỉ cơ thể, giọng nói cũng cần ‘tập thể dục’ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Điều này đồng nghĩa với việc bằng cách lắng nghe tiếng khóc của trẻ sơ sinh, có thể phân biệt được các quốc gia khác nhau nơi họ đến. Trên thực tế ở Việt Nam, chỉ cần nghe giọng nói, bạn cũng có thể đoán được họ đến từ vùng miền nào.

 2. Quá trình tạo ra giọng nói không hề đơn giản như bạn nghĩ!

Chúng ta có xu hướng cho rằng chỉ cần hoạt động miệng là có thể nói chuyện được, nhưng thực ra quá trình tạo ra âm thanh không hề đơn giản như bạn nghĩ.

Giọng nói là một quá trình phức tạp, bao gồm sự phối hợp và hợp tác của nhiều cơ quan và bộ phận. Giọng nói của bạn bắt đầu trong khoang ngực, đi qua phổi, khí quản, dây thanh quản, cổ họng, miệng, hàm, lưỡi và vòm miệng mềm, và cuối cùng tạo thành âm thanh hay tiếng nói của chính bạn.

Trong số đó, rung động xảy ra khi luồng không khí đi qua dây thanh quản. Nếu bạn đặt tay lên cổ họng, bạn sẽ cảm thấy rung động khi phát ra âm thanh. Khi đọc đến đây, tôi chắc chắn rằng bạn đang làm theo!

 3. Giọng nói trở nên trầm hơn

Trước khi dậy thì, thanh quản khá nhỏ, dây thanh quản cũng nhỏ và mỏng do đó trẻ em thường có giọng nói cao hơn người lớn. Khi bắt đầu dậy thì, kích thước thanh quản tăng và hình thành nhiều sụn hơn để bảo vệ dây thanh. Phần sụn của thanh quản lồi ra phía trước, tạo ra hình dạng giống như hình quả táo, thường gọi là yết hầu hay ‘trái táo cổ’. Kích thước của ‘trái táo cổ’ càng lớn thì giọng nói càng trầm.

Chuyên gia tiết lộ 7 bí ẩn về giọng nói của con người: Không chỉ cơ thể, giọng nói cũng cần ‘tập thể dục’ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Trước giai đoạn này, nữ và nam có kích thước thanh quản giống nhau. Khi dậy thì, sự tăng trưởng của thanh quản ở nam lớn hơn ở nữ. Vì vậy, ở giai đoạn này, nam giới thường bị vỡ giọng, giọng nói thay đổi và trầm hẳn xuống.

Điều thú vị là phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi tương tự trong thời kỳ mãn kinh, giọng nói của họ cũng trở nên trầm hơn, nhưng không quá ấn tượng để có thể nhận ra.

 4. Bạn sẽ bắt chước giọng nói người bạn thích

Bạn sẽ vô thức bắt chước đặc điểm giọng nói của người bạn yêu thích. Bạn càng thích ai đó, bạn sẽ điều chỉnh giọng nói của mình sao cho giống với người bạn thích hơn.

Thực tế, nếu một anh chàng ‘crush’ cô gái nào đó, anh ta sẽ có biểu hiện nhớ nhung bằng cách "nhái" lại giọng điệu của cô nàng khi nói chuyện với những người xung quanh và có thể là với chính cô gái đó.

Do đó, nếu một anh chàng vô tình bắt chước cách bạn nói chuyện với vẻ đáng yêu thì chắc chắn anh chàng đó đã thực sự "chết mê chết mệt" vì bạn.

 5. Dây thanh quản cũng sẽ già và lỏng lẻo

Chuyên gia tiết lộ 7 bí ẩn về giọng nói của con người: Không chỉ cơ thể, giọng nói cũng cần ‘tập thể dục’ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Khi về già, dây thanh quản giãn ra, giọng nói sẽ khàn và suy yếu. Khi chúng ta bắt đầu lão hóa, các dây thanh quản sẽ trở nên chùng nhão hơn, và do đó, có thể xảy ra hiện tượng rò rỉ khí trong lời nói.

Nói cách khác, giọng nói của bạn bị đuối, dẫn đến hơi thở hổn hển. Điều này có nghĩa là các câu của bạn không được quá dài, vì khi đó bạn sẽ bị hụt hơi. Đồng thời, khi về già, các cơ của bạn yếu đi, giọng nói của bạn sẽ thường mỏng và ngập ngừng hơn.

 6. Giọng nói ‘lão hóa’ chậm nhất

So với các cơ quan khác trong cơ thể, tin tốt là giọng nói già đi chậm hơn. Nếu bạn thử đoán tuổi của một người bằng cách nghe giọng nói, thông thường, bạn sẽ đoán được rằng người kia trẻ hơn tuổi thật.

 7. Giọng nói cần được ‘tập thể dục’

Cũng giống như cơ thể của bạn, muốn duy trì sự khỏe mạnh lâu dài, bạn cần thường xuyên rèn luyện thân thể. Giọng nói cũng cần được "tập thể dục" để khỏe mạnh và đầy nội lực.

Chuyên gia tiết lộ 7 bí ẩn về giọng nói của con người: Không chỉ cơ thể, giọng nói cũng cần ‘tập thể dục’ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Bạn có thể giữ cho giọng nói của mình luôn trong trẻo bằng cách thực hiện một số bài tập để kéo căng dây thanh quản. Lời khuyên là bạn nên thường xuyên ca hát. Chẳng hạn như, bạn có thể tham gia một dàn hợp xướng, rèn luyện dây thanh quản thông qua các bài tập thở và kiểm soát giọng nói.

Nhiều người có thói quen ca hát khi đang tắm, họ nghĩ rằng đây chỉ là cách giúp tinh thần thoải mái hơn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giọng nói của bạn đang được 'tập thể dục' rất hiệu quả thông qua hoạt động này. Dòng chảy của nước sẽ giúp vòm họng của bạn trở nên thông thoáng hơn, từ đó, giúp giọng nói khỏe mạnh.

(Theo Aboluowang)

Hoài Linh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên