Chuyên gia vạch lỗi khi lắp điều hòa "hại đơn hại kép": Hóa đơn tiền điện tăng, tuổi thọ thiết bị giảm
Đây là lỗi nhiều gia đình mắc phải mà không phải ai cũng biết.
- 15-03-2024Chế độ "Dry" của điều hoà có tốn nhiều điện không? Người dùng làm thí nghiệm đưa ra con số
- 01-03-2024Comfee đưa loạt điều hoà tích hợp AI, điều khiển bằng giọng nói về Việt Nam
- 18-05-2023Vì sao không nên bật điều hoà dưới 26 độ?
- 24-03-2023Muốn giá mềm nhưng phải là điều hoà Inverter tiết kiệm điện, đây là lựa chọn không thể bỏ qua - Dễ thu hút người dùng, thay thế điều hoà cơ truyền thống dịp hè này
Khi mùa hè sắp tới, không khí nóng nực bắt đầu trở thành mối quan tâm chính của mọi hộ gia đình. Việc lắp đặt điều hòa không khí trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết nhằm đem lại bầu không khí mát mẻ, dễ chịu trong nhà. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng cách thức lắp đặt và sử dụng điều hòa có thể tác động không nhỏ đến lượng điện năng tiêu thụ và chi phí điện hàng tháng.
Trong một bài đăng vào tháng 9/2023, Bộ Công thương đã chỉ ra một lỗi khi lắp điều hòa khiến tiêu tốn điện năng. Không những thế, sai lầm này còn ảnh hưởng đến là tuổi thọ của thiết bị. Cụ thể, đó là lỗi lắp nhiều dàn nóng gần nhau.
Theo TS. Nguyễn Xuân Tiên, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa Không khí Việt Nam, việc lắp đặt nhiều dàn nóng cạnh nhau có thể là do người dùng muốn tiết kiệm không gian hoặc vì lý do thẩm mỹ, nhưng hậu quả của nó là không hề nhỏ. Cục nóng, phần không thể thiếu trong mỗi chiếc điều hòa, có nhiệm vụ tản nhiệt ra môi trường xung quanh. Khi nhiều dàn nóng được đặt gần nhau, khí nóng từ các cục nóng sẽ không được phân tán đều và nhanh chóng khiến cho nhiệt độ xung quanh tăng cao, từ đó tạo nên một "đảo nhiệt" ngay tại ban công hoặc khu vực lắp đặt. Điều này làm giảm hiệu quả tản nhiệt của từng dàn nóng, buộc chúng phải làm việc nhiều hơn để đạt được hiệu quả làm mát mong muốn.
Hơn nữa, khi không gian xung quanh cục nóng nóng lên, máy lạnh phải làm việc với công suất lớn hơn để đạt được mức độ lạnh mong muốn trong phòng, từ đó làm tăng điện năng tiêu thụ. Việc này không chỉ khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt mà còn ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của cục nóng cũng như toàn bộ hệ thống điều hòa. Nhiệt độ cao xung quanh cục nóng có thể gây hỏng hóc các linh kiện bên trong máy, từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như hỏng mạch, suy giảm khả năng làm mát và cuối cùng là xuống cấp nhanh chóng của thiết bị.
7 mẹo để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện
Để tiết kiệm điện khi lắp đặt điều hòa, bạn cần chú ý đến những khía cạnh sau:
- Chọn công suất điều hòa phù hợp: Công suất của điều hòa cần tương ứng với diện tích và thể tích không gian cần làm mát. Điều hòa có công suất quá lớn hoặc quá nhỏ so với nhu cầu sẽ gây lãng phí điện năng.
- Vị trí lắp đặt: Dàn lạnh nên được lắp đặt ở trung tâm của bức tường và cách mặt đất từ 2,8 - 3 mét để khí lạnh được phân phối đều khắp phòng. Tránh lắp dàn lạnh trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc gần nguồn nhiệt.
- Dàn nóng: Cục nóng cần được đặt ở nơi có không khí lưu thông tốt, tránh ánh nắng trực tiếp và nên có mái che. Lắp đặt cục nóng cách tường ít nhất 10cm để đảm bảo quá trình tản nhiệt hiệu quả.
- Cách nhiệt: Đảm bảo căn phòng được cách nhiệt tốt, sử dụng rèm cửa, bức bình phong hoặc vật liệu cách nhiệt để tránh nhiệt độ trong phòng tăng cao, giúp điều hòa làm việc ít vất vả hơn.
- Bảo dưỡng định kỳ: Vệ sinh và kiểm tra điều hòa định kỳ để đảm bảo máy hoạt động ổn định và hiệu quả, từ đó giảm tiêu thụ điện năng. Sử dụng hợp lý: Đặt nhiệt độ điều hòa ở mức thoải mái, thường là từ 25-27 độ C để tiết kiệm điện. Sử dụng chế độ "Eco" hoặc "Tiết kiệm năng lượng" nếu có.
- Tắt điều hòa khi không cần thiết: Khi không có người trong phòng hoặc khi tiết trời mát mẻ, hãy tắt điều hòa để tiết kiệm năng lượng.
Thực hiện theo những lời khuyên trên sẽ giúp bạn tối ưu hóa việc sử dụng điều hòa, giảm thiểu chi phí điện và góp phần bảo vệ môi trường.
Tổng hợp
Đời sống và Pháp luật