Chuyện "kiến giết voi" có thể xảy ra thật trong tự nhiên không? Nhà khoa học lý giải
"Kiến giết voi" là một câu chuyện dân gian quen thuộc với chúng ta từ thủa nhỏ. Vậy sự thật trong thiên nhiên có thể xảy ra chuyện như vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- 20-01-2024Ăn lẩu cuối năm, 1 gia đình gặp nạn: Dùng bếp từ nhưng chủ quan ở điểm này như đặt “bom nổ chậm” trong nhà
- 19-01-2024Không phải tập thể dục hay uống nước, ngủ theo đúng 5 quy tắc này cũng giúp bạn kéo dài tuổi thọ
- 19-01-2024Gửi tiết kiệm 68 tỷ đồng, 5 năm sau tới rút tiền thì tài khoản còn 100.000 đồng: Cảnh sát vào cuộc phát hiện 100 giao dịch lạ, 1 cá nhân bị bắt giữ
Câu chuyện "Kiến giết voi" là một truyện ngụ ngôn Việt Nam được sáng tác không dựa trên một sự kiện có thực đã xảy ra. Ý nghĩa của câu chuyện là truyền đạt bài học quan trọng về sức mạnh của đoàn kết và sự mưu trí. Nhưng liệu trong thực tế, một đàn kiến có thể giết một con voi hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua một vài luận điểm được chia sẻ trên trang Nat Geo và The Hindu.
Đàn kiến có thể giết voi hay không?
Theo The Hindu, kiến (tên khoa học: Formicidae) là một loài côn trùng phổ biến, thuộc bộ Cánh màng. Một con kiến trưởng thành thường có kích thước từ 0,75 đến 52 milimét. Chúng có thể được tìm thấy hầu như ở khắp nơi trên thế giới, ngoại trừ Nam Cực, Iceland, Greenland...
Voi là động vật có vú thuộc họ Elephantidae và là động vật trên cạn lớn nhất hiện nay. Ba loài hiện được công nhận: Voi đồng cỏ châu Phi, voi rừng châu Phi và voi châu Á.. Một con voi thường có chiều dài đạt 4,6m. Voi phân bố rải rác khắp châu Phi cận Sahara, Nam Á, Đông Nam Á và thích ứng với nhiều môi trường sống khác nhau như thảo nguyên, rừng, sa mạc và đầm lầy. Chúng là động vật ăn cỏ, tụ tập gần nguồn nước.
Để kết luận được một đàn kiến có thể giết chết một con voi hay không, chúng ta hãy cùng so sánh về kích thước và một số ưu nhược điểm của hai loài vật này nhé.
Trước hết, hãy so sánh về kích thước của kiến và voi. Kiến có kích thước từ 0,75 đến 52 milimét. Trong khi đó, voi có kích thước lớn hơn nhiều, với chiều dài đạt 4,6m. Sự chênh lệch về kích thước này rõ ràng là một lợi thế lớn cho voi.
Thứ hai, hai loài này có kỹ thuật chiến đấu khác nhau. Theo The Hindu, có một loài kiến có tên gọi là Kiến quân đội có khả năng áp dụng các nguyên tắc quân sự tương tự như của con người để phát động chiến tranh. Đó là chúng dựa vào chiến thuật đột kích và dựa vào những chiếc răng lớn tựa như những lưỡi kiếm tí hon gây choáng váng để tấn công đối phương. Ngoài ra, loài kiến này thường dùng số lượng quân áp đảo để lấn át những đối thủ có số lượng ít hơn.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của The Hindu thì voi không có kỹ thuật chiến đấu cụ thể nào được ghi nhận.
Thứ ba, khả năng phòng vệ của kiến và voi cũng có khác biệt. Kiến có khả năng đoàn kết, tự vệ và bảo vệ lẫn nhau rất tốt. Trong khi đó, thông tin về khả năng phòng vệ của voi hầu như chưa có ghi chép nào.
Thứ tư, ưu điểm của kiến là khả năng đoàn kết và tự vệ, nhược điểm là kích thước nhỏ. Đối với voi, ưu điểm là kích thước lớn, nhược điểm là không có kỹ thuật chiến đấu cụ thể.
Cuộc chiến giữa kiến và voi
Theo NatGeo, trên thảo nguyên châu Phi, có một loài cây có tên gọi là acacia whistle-thorn thường bị voi đến phá. Cây acacia whistle-thorn đã hợp tác với những con kiến nhỏ bé để làm "bảo kê" cho chúng. Các nhà nghiên cứu Jacob Goheen và Todd Palmer từ Trung tâm Nghiên cứu Mpala của Kenya đã phát hiện ra rằng loại cây này cung cấp chỗ ở và mật hoa cho kiến, đổi lại kiến giúp chúng ngăn chặn những loài vật khác đến phá cây.
Riêng đối với loài voi, kiến thường gây ra sự khó chịu cho voi bằng cách cắn vào những lớp da mỏng nhất ở mắt trong vòi. Do đó, những con voi sẽ luôn tránh xa những cây acacia whistle-thorn có kiến sinh sống trên đó.
Qua thông tin trên, có thể kết luận rằng khả năng một đàn kiến có thể giết một con voi là rất thấp. Mặc dù kiến có khả năng tự vệ và đoàn kết mạnh mẽ, nhưng kích thước nhỏ và sức mạnh hạn chế khiến chúng không thể đánh bại một con voi to lớn. Những con kiến chỉ có thể khiến cho một con voi khó chịu bởi các cú cắn trên cơ thể mà thôi. Tuy nhiên, đây chỉ là một phân tích lý thuyết và trêng thực tế, kiến và voi không có lý do để tấn công lẫn nhau.
*Nguồn: NatGeo, The Hindu
Đời sống pháp luật