MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ăn lẩu cuối năm, 1 gia đình gặp nạn: Dùng bếp từ nhưng chủ quan ở điểm này như đặt “bom nổ chậm” trong nhà

20-01-2024 - 12:02 PM | Sống

Tai nạn này khiến gia đình 6 người bị thương trong những ngày cận Tết.

Vào thời điểm cận Tết năm 2023, gia đình cô Dương gồm 4 người (Quảng Đông, Trung Quốc) cùng 2 người bạn thân đã tổ chức bữa lẩu tổng kết cuối năm tại nhà. Khi tất cả đang dùng bữa, một vụ nổ bất ngờ xảy ra. Vụ tai nạn khiến 6 người bị thương.

Ăn lẩu cuối năm, 1 gia đình gặp nạn: Dùng bếp từ nhưng chủ quan ở điểm này như đặt “bom nổ chậm” trong nhà- Ảnh 1.

Kết quả điều tra của cảnh sát sau đó cho thấy tai nạn này đến từ việc bếp từ phát nổ. Nguyên nhân dẫn đến vụ nổ chính là bếp từ đã vỡ mặt kính nhưng gia đình chủ quan vẫn tiếp tục dùng.

Theo đó, khi bếp từ đã bị vỡ mặt kính, bạn nên sửa hoặc thay thế. Bởi khi nấu nướng có nhiệt độ tác động kết hợp với độ rung của hệ thống điện - quạt của bếp, vết nứt sẽ càng mở rộng. Ngoài ra, khi nấu nướng, việc nước tràn - bắn lên mặt bếp không thể tránh khỏi. Nước sẽ theo đường nứt ngấm xuống bảng mạch điện tử phía mặt dưới kính và gây ra chập - cháy - nổ. Vì thế, khi thấy bếp từ hay hồng ngoại đã có vết nứt, bạn nên mang đi sửa. Bởi tai nạn sẽ xảy ra bất cứ lúc nào, đe dọa đến tính mạng của các thành viên trong gia đình bạn.

Ăn lẩu cuối năm, 1 gia đình gặp nạn: Dùng bếp từ nhưng chủ quan ở điểm này như đặt “bom nổ chậm” trong nhà- Ảnh 2.

Tình trạng của việc bếp từ bị nứt mặt kính có thể đến từ 1 vài nguyên nhân dưới đây:

Bếp bị va đập

Trong suốt quá trình sử dụng, bếp từ có thể bị va đậm với các vật dụng khác dẫn đến nứt vỡ kính. Bếp từ sau khi va đập bởi các vật dụng có thể sẽ bị nứt kính từ nhỏ nhất đến những đường to bản.

Vị trí đặt bếp chông chênh, hoặc phía trên tường bếp treo những vật nặng dễ rơi vào mặt bếp cũng là nguy cơ tiềm tàng khiến mặt kính của bếp bị nứt, vỡ.

Bếp có chất lượng kém

Đây là một trong những nguyên nhân thường thấy ở trường hợp mặt kính bếp từ bị nứt. Các loại bếp từ này thường được sản xuất với chất lượng thấp, giá thành rẻ nên không đảm bảo được tính an toàn trong thời gian dài của bếp.

Không vệ sinh bếp thường xuyên

Trong quá trình đun nấu, mặt kính của bếp điện có thể bị dính bẩn, dầu mỡ và các mảnh thức ăn thừa từ những lần nấu nướng trước đó.

Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề như cháy trên mặt kính bếp, làm cho nhiệt độ phân bố trên mặt bếp không còn ổn định và thậm chí gây ra nguy cơ nứt vỡ.

Vệ sinh không đúng cách

Dọn dẹp ngay sau khi sử dụng bếp cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bếp dễ bị nứt, vỡ. Do khi vừa sử dụng, bếp còn rất nóng, việc dọn dẹp, dùng nước lạnh lau bếp có thể khiến mặt kính của bếp bị sốc nhiệt, từ đó nứt vỡ.

Điều này còn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc, vi mạch phía dưới của bếp. Để sử dụng bếp được lâu dài, bạn nên dọn dẹp sau khi cho bếp nghỉ, cũng như sử dụng nước ấm để lau bếp.

Ăn lẩu cuối năm, 1 gia đình gặp nạn: Dùng bếp từ nhưng chủ quan ở điểm này như đặt “bom nổ chậm” trong nhà- Ảnh 3.

Đặt nồi/chảo vượt quá trọng lượng cho phép

Nấu nướng với nồi bếp quá to và nặng cũng gây ra nhiều vấn đề cho bếp từ: mức điện năng tiêu thụ cao hơn, thức ăn tốn thời gian để nấu chín hơn và mặt bếp có thể bị nứt vỡ do trọng lượng từ nồi.

Lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng bếp từ

Thường xuyên vệ sinh bếp

Sau một thời gian sử dụng, bếp từ sẽ xuất hiện những vết dầu mỡ hoặc thức ăn thừa bám chặt trên bề mặt kính. Vấn đề này không chỉ khiến bếp mất thẩm mỹ mà còn giảm khả năng gia nhiệt, gây hao tổn điện năng sử dụng của thiết bị. Thậm chí về lâu dài, nó có thể gây mất chênh lệch nhiệt độ, dễ gây nứt vỡ mặt kính.

Chính vì vậy, tốt hơn hết hàng ngày mỗi khi sử dụng xong, người dùng hãy đợi khoảng 15 - 20 phút cho bếp nguội, rồi dùng khăn vải mềm cùng chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh bếp. Việc này vừa giúp bếp được bền hơn, sử dụng tốt hơn và tiết kiệm thời gian, công sức hơn so với những lần tổng vệ sinh cuối tuần.

Sử dụng bếp ở nhiệt độ phù hợp

Khi nấu ăn, dù là với bếp từ hay bất kỳ loại bếp nào khác, nhiều người dùng thường quan niệm rằng cứ bật ở nhiệt độ cao nhất liên tục, thì thức ăn sẽ chín nhanh hơn. Tuy nhiên đây là điều sai lầm.

Theo các chuyên gia, đặc biệt là với bếp từ, việc nấu ở nhiệt độ cao liên tục sẽ làm tăng điện năng tiêu thụ đồng thời ăn mòn bếp nhanh hơn. Người dùng chỉ nên sử dụng nhiệt độ tối đa trong khoảng vài phút của đầu chu trình nấu nướng, sau đó chuyển về chế độ trung bình hoặc thấp.

Tránh sử dụng các vật cứng tác động trực tiếp lên mặt kính

Không sử dụng vật cứng như dao, chà xoong nồi, hoặc vật bằng kim loại để gọt hoặc tác động lên mặt kính bếp. Các tác động vật lý này có thể khiến giảm độ bền, về lâu dài mặt kính bếp điện sẽ dễ bị nứt, vỡ hơn.

Tổng hợp 

Loại đèn cứu tinh trong mùa đông nhưng hóa “bom nổ chậm” nếu “dính” 5 điều: Người dùng cần tỉnh táo tránh thiệt thân - Ảnh 3.

Đinh Anh

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên