Đốt than sưởi ấm vào mùa đông, hai vợ chồng phải cấp cứu: Cảnh cáo thói quen nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng
Thời tiết miền Bắc đang vào độ rét đậm rét hại, nên nhiều người có thói quen đốt củi sưởi ấm. Thế nhưng đây lại là mối nguy hiểm khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người.
- 27-01-2024Nghiên cứu khoa học: Nếu mỗi ngày bố bỏ ra được bằng này thời gian với con, IQ của con sẽ cao hơn hẳn!
- 27-01-2024Từ 1 người bị đánh giá không biết sale lại có thể đạt được KPI 120-140%, ứng viên tiết lộ kinh nghiệm chỉ gồm 3 từ: Đơn giản nhưng khó ai nhận ra
- 02-01-2024Hiện tượng lạ ở bếp gas: Nhẹ thì mất tiền, nặng thì cháy nổ, nhìn thấy phải kiểm tra ngay
Nguy hiểm tính mạng vì sưởi ấm sai cách
Theo thông tin từ bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lạng sơn, vừa qua, tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, vợ chồng nam bệnh nhân tên N.C đã phải cấp cứu do đốt than hoa sưởi ấm trong nhà. Bác sĩ tại bệnh viện cho biết, hai vợ chồng được chẩn đoán ngộ độc khí CO, đang được thở máy, hồi sức tích cực.
Trước đó không lâu, bệnh viện này cũng phải cấp cứu cho 1 bệnh nhi 12 tuổi trong tình trạng mơ hồ, tìm tái. Nguyên nhân cũng là do mẹ bé đã đốt than hoa sưởi ấm trong buồng kín để bé tắm.
Những ngày gần đây, nhiệt độ miền Bắc xuống thấp, thời tiết trước tết đang vào độ rét đậm rét hại, nhiều người có thói quen đốt than hoa, than củi trong nhà để sưởi ấm. Thế những việc này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc rất cao
Từ lâu, việc đốt than củi, than hoa hay than tổ ong để sưởi ấm đã trở thành một thói quen phổ biến ở vùng nông thôn. Nhiều gia đình có phụ nữ sau sinh, người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ thường đốt than trong phòng ngủ, phòng tắm để sưởi ấm vào mùa lạnh. Theo nhiều người, ngoài việc làm ấm cơ thể, sưởi bằng than còn giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, đây là thói quen nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
Theo nhiều bác sĩ và chuyên gia, việc đốt than hoa, than củi trong nhà hay trong phòng kín, sẽ làm tiêu hao oxy, đồng thời sản sinh ra hai khí cực độc là CO2 và CO. Trong đó, khí CO2 khi hít phải gây ngộ độc rất nhanh, chỉ sau vài phút, bệnh nhân bị ngạt thở do thiếu oxy, lịm dần rồi hôn mê, không còn khả năng kháng cự, dẫn đến tử vong.
Quá trình nhiễm độc khí xảy ra rất nhanh. Khi cảm thấy cơ thể bất thường, bệnh nhân gần như đã rơi vào tình trạng ngộ độc, khó nhận thức, không còn khả năng ứng phó và tự ra khỏi khu vực có khí độc, lịm dần. Ngộ độc khí CO có thể gây ra tổn thương não khó hồi phục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Một số trường hợp ngộ độc nặng sẽ dẫn tới tử vong.
Mặc dù đã được cảnh báo khá nhiều, tuy nhiên nhiều người vẫn coi thường mức độ nguy hiểm của thói quen này. Nhiều chuyên gia chống độc khuyến cáo mọi người tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng. Để tránh hệ lụy đáng tiếc, chúng ta chỉ dùng bếp than, bếp củi để sưởi ấm trong điều kiện ngoài trời hoặc phòng thoáng khí, có mở cửa hoặc ô thoáng để thông khí
Khi phát hiện người bị ngạt khí CO, cần nhanh chóng mở hết tất cả các cửa để không khí tràn vào nhà và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc. Đồng thời, lập tức đưa tới bệnh viện để cấp cứu và điều trị kịp thời. Nếu bệnh nhân thở yếu, bất tỉnh cần hà hơi, thổi ngạt, ép tim. Thời gian tách khỏi khí CO càng sớm, người bệnh càng có cơ hội sống, hồi phục. Còn hôn mê quá lâu do khí CO, não thiếu oxy sẽ để lại những di chứng lâu dài về thần kinh.
Vậy nên trong những ngày giá rét này, thay vì sử dụng than, củi, gas để sưởi ấm trong phòng, mọi người có thể sử dụng nhiều biện pháp giữ ấp khác như: Dùng đèn sưởi, quạt sưởi bằng điện; mặc đủ ấm, sử dụng chăn đệm, che chắn để tránh gió lùa...
Phụ Nữ Số
Sự kiện: SAFE HOUSE - SỐNG AN TÂM
Xem tất cả >>- Xe điện có thể phát nổ vì 3 thói quen thường gặp, sửa ngay kẻo tính mạng bị đe dọa
- Máy sấy quần áo hóa “quả cầu lửa”, lời cảnh tỉnh cho nhiều gia đình: Bỏ ngay nếu bạn có thói quen này
- Ăn lẩu cuối năm, 1 gia đình gặp nạn: Dùng bếp từ nhưng chủ quan ở điểm này như đặt “bom nổ chậm” trong nhà
- Loại đèn cứu tinh trong mùa đông nhưng hóa “bom nổ chậm” nếu “dính” 5 điều: Người dùng cần tỉnh táo tránh thiệt thân
- 5 thói quen thường gặp khiến tủ lạnh vừa "ngốn điện", vừa hóa "bom hẹn giờ": Số 1 nguy hiểm nhưng nhiều nhà mắc phải