Xe điện có thể phát nổ vì 3 thói quen thường gặp, sửa ngay kẻo tính mạng bị đe dọa
Đây là 3 sai lầm thường gặp khi sử dụng xe điện, mọi người cần tránh để xe không phát nổ.
- 20-02-2024Bố mẹ thiên vị con út, cuối đời mong con cả giúp 1 việc, bị từ chối nhưng không dám trách móc nửa lời
- 18-02-2024Được mẹ cho hơn 3 tỷ đồng tiền đền bù đất, tôi bị chị dâu ghét: Sau 5 năm, chị bỗng thay đổi thái độ
- 17-02-2024Biến gara đổ nát thành 5 căn hộ rồi cho thuê, người đàn ông bỗng bị tòa án gửi giấy triệu tập sau nhiều năm, lãnh án phạt gần 15 tỷ đồng
Xe máy điện, xe đạp điện là phương tiện giao thông ngày càng phổ biến ở nước ta. Đây là lựa chọn phù hợp với những bạn học sinh, sinh viên hoặc những người chưa có giấy phép lái xe. Tuy nhiên, trong thời gian qua đã ghi nhận có rất nhiều trường hợp bình ắc-quy/pin của xe điện tự phát nổ hoặc chập điện trong quá trình sạc pin. Những “tai nạn” này gây ra những thiệt hại không mong muốn như cháy nhà, mất mạng, bị thương, bỏng nghiêm trọng và những thiệt hại về tài sản khiến nhiều người rất hoang mang.
Chia sẻ trên trang VOV giao thông, Giảng viên Trần Văn Đồng, Trường đại học PCCC cho biết việc cháy nổ dễ xảy ra ở phương tiện xe máy điện, xe đạp điện - dòng sản phẩm được trang bị hệ số an toàn cho pin thấp, là do va chạm cơ học hay sự thiếu hiểu biết, kỹ năng của một bộ phận người dân trong quá trình sử dụng: “Đa số do quá trình sử dụng quá tải dẫn đến tăng nhiệt. Thứ hai là trong quá trình nạp tăng nhiệt. Thứ ba là không bảo trì, bảo dưỡng, hết tuổi thọ, gây ra chập cháy các bản mạch.”
Có thể thấy, ngoài những yếu tố khách quan, việc xe điện có thể phát nổ còn đến từ những thói quen sai lầm của người dùng. Dưới đây là 3 “lỗi sai” rất phổ biến khi sử dụng xe điện, nếu bạn và người thân vẫn đang mắc phải thì cần thay đổi ngay kẻo tử thần rình rập.
1. Sạc điện cho pin, ắc quy xe điện không đúng cách
Nhiều người thường có thói quen để xe điện hết sạch pin, gần hết pin mới đem sạc, sạc ngay khi vừa chạy xe và sạc qua đêm. Những hành động này là cực kỳ sai lầm vì sẽ khiến pin/ ắc quy của xe điện nhanh chai, hỏng, nóng và dễ phát nổ.
Các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên sạc pin qua đêm, không sạc quá 8 giờ liên tục và chờ bình điện nguội trong khoảng 20 phút sau khi chạy xe rồi mới sạc để tăng độ bền cho sạc và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn.
Bên cạnh đó, khi sạc điện, việc nhiều người thường không sử dụng nguồn điện phù hợp (theo mức điện áp khuyến cáo của nhà sản xuất) cũng sẽ làm giảm tuổi thọ của sạc và gia tăng nguy cơ cháy nổ. Do đó, để đảm bảo an toàn, mọi người cũng nên nắm được thông số kỹ thuật cần thiết để biết sạc điện với bộ nguồn phù hợp. Từ đó, có thể ngăn ngừa những nguyên nhân gây cháy nổ ắc-quy, pin.
- 2. Để xe, sạc xe điện ở nơi có nhiệt độ cao, ẩm
Để xe ở nơi có nhiệt độ cao hoặc những nơi có độ ẩm cao sẽ cũng là một thói quen nhiều người thường mắc phải, khiến xe bị chập điện, gây hại đến hệ thống pin, nổ ắc quy. Do đó, mọi người nên lưu ý không để xe hay sạc xe ở những nơi có độ ẩm cao hay những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Bên cạnh đó, khi rửa xe điện hoặc gặp trời mưa thì phải làm khô xe trước rồi mới được khởi động để kéo dài tuổi thọ cho xe và đảm bảo an toàn cho chúng ta khi sử dụng.
3. Không thường xuyên kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng xe điện
Lười kiểm tra định kì và bảo dưỡng xe điện sẽ khiến phương tiện này nhanh xuống cấp, hỏng hóc thường xuyên. Việc này cần phải thực hiện thường xuyên để sớm phát hiện những linh kiện hỏng hóc và thay thế kịp thời.
Để bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng xe máy điện, xe đạp điện, phòng ngừa xảy ra cháy, nổ, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khuyến cáo người dân nên đưa xe đi kiểm tra pin/ắc-quy, hệ thống sạc cũng như toàn bộ chiếc xe định kỳ khoảng 3 tháng/lần nên để kịp thời phát hiện và xử lý hư hỏng. Nếu thấy hiện tượng lạ như pin/ ắc quy bị phồng, nứt, phát ra tiếng… thì phải đem sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn.
(Tổng hợp)
Phụ nữ số
Sự kiện: SAFE HOUSE - SỐNG AN TÂM
Xem tất cả >>- Đốt than sưởi ấm vào mùa đông, hai vợ chồng phải cấp cứu: Cảnh cáo thói quen nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng
- Máy sấy quần áo hóa “quả cầu lửa”, lời cảnh tỉnh cho nhiều gia đình: Bỏ ngay nếu bạn có thói quen này
- Ăn lẩu cuối năm, 1 gia đình gặp nạn: Dùng bếp từ nhưng chủ quan ở điểm này như đặt “bom nổ chậm” trong nhà
- Loại đèn cứu tinh trong mùa đông nhưng hóa “bom nổ chậm” nếu “dính” 5 điều: Người dùng cần tỉnh táo tránh thiệt thân
- 5 thói quen thường gặp khiến tủ lạnh vừa "ngốn điện", vừa hóa "bom hẹn giờ": Số 1 nguy hiểm nhưng nhiều nhà mắc phải