Chuyện lạ ở 'đất Mỹ': Chỉ 8 cổ phiếu kéo cả Phố Wall bước vào thị trường giá lên
Đà tăng giá đáng kinh ngạc của nhóm cổ phiếu này đi kèm với những thay đổi đáng kể trong tâm lý thị trường, đặc biệt là khi nói đến lãi suất.
Giới đầu tư Mỹ đang cần một từ viết tắt mới thay cho FANG. Nhóm này và những cái tên khác trong cùng cụm từ viết tắt đã tăng giá mạnh trong 1 khoảng thời gian, nhưng vị thế dẫn đầu nay lại có thêm 7 hoặc 8 cổ phiếu.
Tiếng Anh không có từ nào để “gói gọn” các cổ phiếu Nvidia, Apple, Microsoft, Amazon, Meta, Alphabe, Tesla và Netflix. Những nỗ lực tìm cụm từ viết tắt mới của Phố Wall cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả, dù cụm “MegaCap-8” của nhà phân tích Ed Yardeni của Yardeni Reseach rất đơn giản và dễ hiểu.
Tuy nhiên, thời kỳ tăng giá ấn tượng của những công ty vốn hoá lớn này lại có ý nghĩa quan trọng. Diễn biến của chúng lý giải cho sự thay đổi từ thị trường giá xuống sang thị trường giá lên. Và sự hồi phục này cũng đi kèm với những thay đổi đáng kể trong tâm lý thị trường, đặc biệt là khi nói đến lãi suất. Các cổ phiếu vốn hoá lớn dường như có hướng đi không liên quan gì đến những động thái của Fed.
Câu hỏi đặt ra là, liệu câu chuyện mới của Phố Wall có kéo dài hay không. Nếu câu trả lời là có, thì đâu là những yếu tố thúc đẩy? Hoặc không, thì các cổ phiếu này đang “gặp may” khi thị trường đang trong thời điểm “nhạy cảm”.
Đầu tiên, hãy nói về chất lượng. Hầu hết (không phải là toàn bộ) những cổ phiếu tăng giá mạnh trong năm nay đều là của các doanh nghiệp có dòng tiền mặt lớn, với bảng cân đối kế toán lành mạnh. Đây là những công ty “chất lượng”, theo tiêu chuẩn của Phố Wall. Dù suy thoái vẫn chưa xảy ra, nhưng rủi ro và tình trạng tiền gửi ồ ạt bị rút khỏi các ngân hàng vào đầu tháng 3 đã khiến các cổ phiếu này trở nên hấp dẫn.
Ngay cả khi suy thoái chưa xảy ra, thì tăng trưởng kinh tế giảm tốc là điều không thể tránh khỏi. Yếu tố này giúp các cổ phiếu - vốn tăng giá bất chấp nền kinh tế có ra sao, cũng thu hút nhà đầu tư hơn và thường là nhóm vốn hoá lớn.
Ngoài ra, AI là cũng là một xu hướng đang nhận được sự quan tâm. Nvidia là “kẻ chiến thắng” trong xu hướng này, vì họ và các công ty công nghệ khác đã đầu tư rất nhiều vào AI hay những công nghệ hỗ trợ.
Trong khi đó, lãi suất có thể chưa đạt đỉnh nhưng gần như đã tiến đến mức cao nhất. Các cổ phiếu năm ngoái chịu ảnh hưởng bởi lãi suất và lợi suất trái phiếu tăng cao nay đã ít chịu ảnh hưởng hơn trước mối rủi ro mà Fed mang lại.
Nhìn chung, những “cơn gió ngược” trên đã giúp các cổ phiếu lớn nhất trong chỉ số Russell Top 50 Mega Cap giao dịch cao hơn 20% so với Russell 2000 (theo dõi cổ phiếu vốn hoá nhỏ) trong năm nay. Con số này là lớn nhất trong bất kỳ khoảng thời gian 5 tháng kể từ khi thước đo này được thực hiện vào năm 2022.
Các cổ phiếu này cũng gần như cho phần còn lại của thị trường “hít khói”. Kể từ tháng 3, khi tiền gửi bị rút ra khỏi các ngân hàng, mối quan hệ lãi suất cao - giá cổ phiếu tăng trưởng giảm xảy ra trong hầu hết năm ngoái với nhóm MegaCap8, gần như đã biến mất. Có thể, khi Fed tăng lãi suất lên gần mức cao nhất thì sự điều chỉnh trong thời gian tới sẽ chỉ ở mức nhỏ.
Theo WSJ, nhà đầu tư có thể mắc 2 sai lầm khi đầu tư vào những công ty này. Thứ nhất là mua với mức giá quá cao. Thứ hai là công ty đó có thể không “tốt” như họ nghĩ. Ví dụ, Meta tăng giá mạnh trong năm nay nhưng dự báo chỉ số P/S vẫn thấp hơn so với đầu năm ngoái. Còn dự báo lợi nhuận và doanh số của Tesla đều giảm mạnh trong năm dù cổ phiếu đang giao dịch ở mức 54 lần so với lợi nhuận dự phóng.
Cả Alphabet và Meta đều phụ thuộc nhiều vào quảng cáo trực tuyến - vốn đã là hoạt động quá phổ biến và có thể dễ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Hoạt động bán lẻ online của Amazon cũng dễ chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, việc người dùng có sẵn sàng “gắn bó” với Netflix hay không vẫn chưa rõ ràng trong thời kỳ suy thoái.
Điều nguy hiểm thức 3 là nhà đầu tư không đánh giá đúng về các mối rủi ro. Ở trường hợp của các Big Tech, rủi ro của họ là giới chức có thể siết chặt quy định và đưa ra các biện pháp xử lý chống độc quyền mới, vì niềm tin của công chúng đã giảm sút mạnh. Đây là điều khó đoán trước, ví dụ như các cơ quan quản lý chống độc quyền ở Mỹ và Anh đang ngăn chặn thương vụ Microsoft mua hãng sản xuất videogame Activision Blizzard.
Tham khảo WSJ
Nhịp sống thị trường