Chuyện lạ ở Trung Quốc: Không có bằng đại học lại được săn đón nhiệt tình, hàng loạt ông lớn xe điện, bán dẫn như BYD, CATL... cũng ‘khát’ những nhân lực này
Những gã khổng lồ xe điện và chip của Trung Quốc đang “khát nhân lực” và không nhất thiết ứng viên phải là sinh viên tốt nghiệp đại học mới trúng tuyển.
- 22-12-2023Người dân Nhật Bản ‘thức dậy’ sau kỳ ‘ngủ đông’, hàng loạt ngân hàng lập tức hành động
- 22-12-2023Dùng…700 bánh xà phòng, công nhân xây dựng dịch chuyển thành công tòa nhà cổ 220 tấn sang vị trí mới khiến thế giới trầm trồ
- 21-12-2023Đào bới công trường, công nhân va phải hộp đá kỳ lạ, mở ra phát hiện 22 vật thể lạ ‘mỏng dính’: Chuyên gia lập tức trả tiền hậu hĩnh cho người tìm ra và chủ đất
Việc thúc đẩy phát triển các trường dạy nghề của Trung Quốc đang tạo ra những lực lượng lao động phù hợp cho ngành công nghiệp ô tô điện và bán dẫn của nước này.
Bất chấp các công ty công nghệ sa thải và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp kỷ lục trong những năm gần đây, các hồ sơ công khai được CNBC phân tích cho thấy số lượng nhân sự tại các gã khổng lồ trong ngành chủ chốt - những đơn vị sử dụng nguồn lao động sản xuất có tay nghề - đã có sự tăng trưởng đáng kể.
Ngành bán dẫn
Đội ngũ nhân viên chuyên về pin xe điện của CATL đã tăng hơn gấp 3 lần trong vòng ba năm lên 118.914 người vào năm 2022 – với gần 80% có trình độ dưới cử nhân.
Đội ngũ nghiên cứu và phát triển của công ty bán dẫn Trung Quốc SMIC đã tăng gần 30% kể từ năm 2021 lên 2.283 người tính đến tháng 6. Ngoài những người có bằng tiến sĩ và thạc sĩ - vốn đóng góp nhiều nhất vào sự gia tăng này thì số lượng nhân viên có trình độ cao đẳng trở xuống cũng tăng 10% - trái ngược với mức giảm 8% ở những người có bằng cử nhân.
Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã cố gắng phát triển hệ thống giáo dục đào tạo nghề và học hỏi từ các chương trình tương tự ở các quốc gia khác như Đức.
Anyi Wang, học giả nghiên cứu tại Đại học Columbia và đồng tác giả của một bài báo năm 2020, đã chỉ ra rằng Bắc Kinh đã thực hiện hai thay đổi quan trọng trong năm 2019 để thúc đẩy giáo dục đào tạo nghề – chứng nhận kỹ năng được công nhận trên toàn quốc. Đồng thời kêu gọi 300 đơn vị kinh doanh cung cấp hoặc tài trợ đào tạo cho nhân sự.
Ông nói: “Ngay bây giờ, tôi nghĩ chính phủ đang cố gắng đặt đào tạo nghề vào một vị trí quan trọng hơn trong toàn bộ hệ thống giáo dục”, đồng thời lưu ý những thay đổi chính sách khác đã cho thấy Bắc Kinh thừa nhận nhân sự trong lĩnh vực công nghệ cao cần thời gian đào tạo lâu hơn.
Hệ thống máy móc và phần mềm phức tạp ngày một tăng thêm đòi hỏi nhân sự không chỉ phải đảm nhận vai trò làm việc mà còn có thể cần có năng lực giám sát quá trình sản xuất tự động.
Xu hướng
Tuy nhiên Trung Quốc cũng đang gặp tình trạng tỷ lệ thất nghiệp đối với người trẻ trong độ tuổi từ 16-24 tăng lên mức kỷ lục trên 20% vào mùa hè năm nay. Thậm chí, cứ 5 người trẻ lại có 1 người thất nghiệp.
Có thể nói, nhân sự có kỹ năng tổng hợp đang có nhiều hơn mức nền kinh tế có thể sử dụng. Vì vậy sau khi tốt nghiệp, họ đã không có việc làm.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học đã tăng 10% vào năm 2022 lên 4,7 triệu, trong khi các trường dạy nghề kỹ năng cao chứng kiến số sinh viên tốt nghiệp tăng 24% lên 4,9 triệu.
Không có bảng phân tích tỷ lệ thất nghiệp chính thức theo trình độ học vấn. Nhưng điều rõ ràng là các lao động có tay nghề với những kỹ năng cụ thể đang được các chủ doanh nghiệp săn đón.
Nhu cầu tuyển dụng công nhân ô tô tăng cao
Thống kê chính thức mới nhất về tình trạng thiếu lao động trên toàn quốc cho năm 2022 cho thấy nhân viên bán hàng đang có nhu cầu cao nhất, tiếp theo là công nhân sản xuất ô tô ở vị trí thứ hai, tăng từ vị trí thứ 19 trước đó. Các công việc sản xuất liên quan đến chất bán dẫn cũng lọt vào top 100.
Hiệu trưởng Wang Wenkai cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng số lượng sinh viên tập trung vào lĩnh vực ô tô đã tăng đáng kể trong vài năm qua, lên khoảng 2/3 số sinh viên đăng ký hiện tại của trường dạy nghề Nam Kinh. “Thị trường đã tăng nhu cầu về lĩnh vực này,” ông nói.
Hợp tác doanh nghiệp
Một số thống kê công khai vào năm ngoái đã cho thấy có ít nhất 10 trường dạy nghề khác nhau đang xúc tiến đàm phán hoặc thành lập cơ sở đào tạo với hãng xe điện BYD.
Liu Junpeng, giám đốc hợp tác trường học-doanh nghiệp tại bộ phận nhân sự của BYD, cho biết tại sự kiện ra mắt trường rằng dựa trên kế hoạch chiến lược năm 2023, BYD sẽ cần một số lượng lớn kỹ sư hiện trường trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ hậu mãi.
BYD đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của CNBC.
Công ty không tiết lộ trình độ học vấn của nhân sự. Nhưng hồ sơ công khai cho thấy lực lượng lao động của họ đã tăng hơn gấp ba lần trong sáu năm qua lên tới 631.500 người tính đến tháng 6.
Quan hệ đối tác với công ty cũng giúp các trường học đảm bảo chương trình giảng dạy của họ luôn cập nhật kiến thức thực tế.
Các kỹ sư của BYD cũng giúp xây dựng các khóa học, và đưa một phần sinh viên tới học tại chỗ ở công ty.
Zhu Xiaochun, phó hiệu trưởng trường ô tô và vận tải khẳng định sinh viên cao đẳng có tỷ lệ có việc làm trên 90%. “Ngoài những sinh viên giỏi trong chương trình cử nhân, BYD cũng cần một số lượng lớn lao động lành nghề. Sinh viên của chúng tôi tìm được việc làm khá dễ dàng”.
Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với đào tạo nghề vẫn là nhận thức của công chúng. “Chúng ta đang sống trong thời đại có khát vọng cao. Cha mẹ muốn điều đó cho con cái của họ,” giáo sư Stephen Billett tại Trường Giáo dục và Nghiên cứu Chuyên nghiệp thuộc Đại học Griffith ở Australia cho biết.
Tham khảo CNBC
Nhịp sống thị trường