Chuyện muỗi và sư tử: Đừng bao giờ lơ là mất cảnh giác ngay cả khi bạn đang ở vị trí cao nhất
Albert Einstein từng nói rằng: “Nếu bạn chưa từng làm gì sai thì chứng tỏ bạn chẳng bao giờ làm gì mới”. Thực tế cho thấy những tổ chức cho dù từng thống lĩnh thị trường một thời nhưng khi va vấp với những thay đổi của thời đại mà chậm hoặc không đổi mới thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
- 19-06-20176 bài học "đắt giá đến ngàn đời" từ Thành Cát Tư Hãn: Ai muốn làm lãnh đạo, không thể bỏ qua số 4
- 17-06-2017Bài học quản trị đắt giá từ Alexander Đại đế: Được lãnh đạo bởi "sư tử", đội quân "cừu" cũng làm nên sự khác biệt
- 14-06-2017Lao đao vì bị kiện tụng, đau khổ khi mẹ qua đời, nhà sáng lập Uber tuyên bố kế hoạch "lùi một bước" để trở lại như một lãnh đạo thực sự
- 13-06-2017Muốn khác biệt so với 99% còn lại, một nhà lãnh đạo cần có kĩ năng gì?
- 08-06-2017Bài học lãnh đạo từ con gà trống hợm hĩnh: Không có năng lực thì đừng “ba hoa khoác lác” với nhân viên
Một con Muỗi rất muốn trở thành Chúa sơn lâm, bèn nghĩ: “Trong khu rừng này Sư tử là Chúa sơn lâm, như vậy chắc hẳn là người mạnh nhất. Nếu mình có thể đánh bại Sư tử, mình có thể đường đường chính chính làm Chúa sơn lâm rồi”.
Muỗi nhất định sẽ tuyên chiến với Sư tử. Muỗi bay đến bên Sư tử, và nói:
– Chúa sơn lâm, trong khu rừng này chỉ có tôi là không sợ anh. Không tin anh thử thì biết ngay.
Muỗi cứ bay vo ve trước mặt Sư tử. Về cơ bản, Sư tử chẳng bao giờ thèm để mắt đến loài muỗi nhỏ bé này, chỉ là tiện chân khua mấy cái cho chú ta biến đi.
Muỗi lại hỏi:
– Lẽ nào anh không dám chấp nhận lời thách đấu của tôi? Nếu anh còn muốn làm Chúa sơn lâm thì hãy nhận lời thách đấu đi. Anh dùng móng vuốt vồ tôi hay là dùng răng để cắn tôi?
Muỗi lại vo ve, xông thẳng vào Sư tử, đốt vào xung quanh mũi của Sư tử, những chỗ mà không có lông. Sư tử vô cùng tức giận, nói:
– Con muỗi ranh này, dám coi thường ta hả? Thế thì ta sẽ đọ sức với mi.
Nói xong, Sư tử che mũi đi. Muỗi bay tới bay lui, Sư tử dùng móng vuốt cào nát hết cả mặt và mũi mà vẫn không tóm được Muỗi. Chán quá, Sư tử đành bỏ đi. Muỗi ở lại với niềm tự hào và huênh hoang rằng mình đã chiến thằng Sư tử hùng mạnh.
Sau khi Muỗi thắng Sư tử, nó luôn hát vang bài ca thắng lợi và khúc ca thắng lợi đi khắp mọi nơi. Muỗi vừa bay vừa hét:
– Ta đã thắng Sư tử, ta đã trở thành Chúa sơn lâm, ta là người mạnh nhất.
Muỗi vô cùng sung sướng bay qua bay lại. Đột nhiên, Muỗi bị dính chặt vào mạng nhện, trước khi bị Nhện ăn, Muỗi mới than thở rằng:
– Ta đã thắng kẻ mạnh nhất là Sư tử, nhưng lại bị một con nhện bé tí tẹo tiêu diệt.
Trong cuộc sống, không phải lúc nào kẻ mạnh cũng là kẻ chiến thắng, giống như chú Sư tử kia chỉ biết dùng sức mà đấu lại con muỗi nhỏ bé. Tuy nhiên, ngay cả khi đã chiến thắng và ở vị trí cao nhất, bạn cũng phải luôn cẩn thận bởi một chút lơ là cũng có thể đẩy bạn rơi xuống vực thẳm như chú muỗi trong câu chuyện trên.
Trong kinh doanh cũng vậy. Thực tế cho thấy những tổ chức cho dù từng thống lĩnh thị trường một thời nhưng khi va vấp với những thay đổi của thời đại mà chậm hoặc không đổi mới thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Từ thất bại cay đắng mang tên Nokia và thương vụ buồn của "đế chế" Yahoo.
“Chúng tôi chẳng làm gì sai cả nhưng vì lý do nào đó mà chúng tôi đã thất bại” là phát biểu của đại diện Nokia trong ngày tàn của tập đoàn từng thống lĩnh hơn 50% thị phần điện thoại di động toàn cầu. Một bài đăng của Ziyad Jawabra cho biết, với sự thay đổi của thời đại thì chúng ta không cần làm điều gì sai, chỉ cần đối thủ của chúng ta nắm bắt được thời thế và làm điều gì đó đúng là đã đủ để ta từ giã cuộc chơi.
Albert Einstein từng nói rằng: “Nếu bạn chưa từng làm gì sai thì chứng tỏ bạn chẳng bao giờ làm gì mới”, dịch ngược lại câu ‘chúng tôi chẳng làm điều gì sai’ chính là ‘chúng tôi chẳng làm điều gì mới’, và có lẽ đó chính là sai lầm lớn nhất đã đẩy tập đoàn hùng mạnh này đến bờ vực phá sản.
Một trường hợp gần đây nhất là thương vụ bán lại Yahoo với mức giá chỉ bằng chưa đến 5% giá trị của công ty thời hoàng kim. Từng manh nha mua lại cả Google và Facebook, Yahoo giờ đây được bán lại với 4,8 tỉ đô la về tay Verizon.
Rất nhiều ý kiến và phân tích được đưa ra về nguyên nhân cho sự lụi tàn của công ty công nghệ lừng danh này, nhưng theo nhiều chuyên gia trong ngành, không thể phủ nhận trong đó có nguyên nhân do Yahoo chậm tiếp cận những xu hướng mới của người dùng, và chậm đổi mới để thích ứng với những thay đổi của thời đại.
Kinh doanh không phải là sân chơi dành cho sự bảo thủ hay ngại đổi mới. Trường hợp sụp đổ của những tập đoàn từng là đế chế một thời như Nokia và Yahoo đã chứng minh rằng việc doanh nghiệp thích nghi với những thay đổi của thời đại là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh.
Trí thức trẻ