Chuyện vương triều, hoàng tộc trên thế giới
Ngày 14/1 là một dấu mốc lịch sử mới đối với Đan Mạch khi Nữ hoàng Margarethe II. (83 tuổi) thoái vị và nhường ngôi cho con trai là Frederik.
- 16-01-2024Tại sao những đợt rét đậm khắc nghiệt vẫn xảy ra ngay cả khi hành tinh đang ấm lên?
- 16-01-2024Ly kỳ vị tỷ phú cứu cả tập đoàn bất động sản lớn thứ 16 Trung Quốc sau khi 'ngã' xuống sông
- 16-01-2024Tỷ phú đại lý ô tô đất Mỹ âm thầm xây dựng đế chế trị giá 1,6 tỷ USD, có lối sống được ví như Batman
Ngày 14/1 là một dấu mốc lịch sử mới đối với Đan Mạch khi Nữ hoàng Margarethe II. (83 tuổi) thoái vị và nhường ngôi cho con trai là Frederik (55 tuổi) sau 52 năm trụ ở ngai vàng. Việc này được dư luận đặc biệt lưu tâm vì ba lý do.
Thứ nhất, trước Nữ hoàng Margarethe II. chưa từng có vị quân vương nào của nền quân chủ ở Đan Mạch, định hình từ cách đây hơn 600 năm, tự nguyện thoái vị.
Thứ hai, chính Nữ hoàng Margarethe II. cũng đã nhiều lần quả quyết “sẽ không bao giờ thoái vị”. Và thứ ba, ở châu Âu đang diễn ra quá trình thay đổi thế hệ lãnh đạo các hoàng tộc: Ở Hà Lan và Bỉ năm 2013, ở Tây Ban Nha năm 2014 và ở Anh năm 2022. Tới đây, nhiều khả năng sẽ ở Thuỵ Điển và Na Uy.
Trên thế giới hiện tại có 43 quốc gia với hình thái thể chế chính trị là nền quân chủ chuyên chế hoặc quân chủ lập hiến. Số lượng này không phải là rất nhiều nhưng cũng không phải là quá nhỏ. Trừ Malaysia, tất cả các nền quân chủ này áp dụng thể thức “cha truyền con nối”, tức là cương vị đứng đầu nền quân chủ được trao lại cho người trong gia đình.
Ở các nền quân chủ chuyên chế, toàn bộ quyền lực tuyệt đối thuộc về hoàng tộc. Điển hình nhất là các vương triều ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh, ở Bhutan hay Brunei. Ở các nền quân chủ lập hiến, hoàng tộc không nắm thực quyền mà chỉ đóng vai trò đại diện chính thức cao nhất cho quốc gia.
Hoàng tộc trong các nền quân chủ lập hiến có tài sản riêng và được chính phủ hàng năm cấp cho khoản tiền riêng để “sinh sống và trang trải mọi chi phí cho các hoạt động lễ nghĩa đối nội và đối ngoại”. Vị vua mới của Đan Mạch được chính phủ cấp cho khoản tiền hàng năm như người mẹ đã nhận được.
Khối tài sản người này được thừa hưởng cùng với sự thoái vị của người mẹ không nhiều gì khi chỉ có khoảng 30 triệu USD so với ở đại đa số các nền quân chủ khác, nhưng cũng không phải xếp hạng cuối cùng trong bảng danh sách: Ở đó là Vua Tây Ban Nha với tài sản khoảng 10 triệu USD.
Các nền quân chủ hiện không phải là hình ảnh đại diện đặc trưng cho thế giới hiện đại, thường bị coi là di sản hoặc tàn tích của thời xưa nhưng không hề phải luôn trực diện với nguy cơ bị xoá bỏ. Trái lại, các hoàng gia và hoàng tộc ở đó vẫn có quyền lực vững vàng hoặc vẫn được thần dân ái mộ.
Ở những nền dân chủ lập hiến, các hoàng gia tuy không trực tiếp cầm quyền nhưng vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với việc gây dựng và duy trì sự đồng thuận và gắn kết nội bộ xã hội cũng như kiềm chế cuộc tranh giành quyền lực trên chính trường giữa các phe cánh chính trị.
Xưa nay, các nền quân chủ chuyên chế không tự tan rã mà nếu có bị xoá bỏ thì cũng đều bởi những cuộc cách mạng chính trị và xã hội - như đã xảy ra ở Pháp, Italy, Đức hay Áo hoặc Iran.
Thế giới hiện đại buộc các nền quân chủ phải thay đổi cơ bản, phải thể hiện quan điểm và diện mạo hiện đại hơn về mọi phương diện, phải gần gũi thần dân hơn và phải lưu tâm tới thế giới bên ngoài hơn bởi thế giới hiện đại bên ngoài tác động rất mạnh mẽ và trực tiếp tới thần dân.
Tất cả đều ý thức được rằng nếu không chủ động hiện đại hoá nền quân chủ thì sẽ không thể tránh khỏi bị suy vong. Nữ hoàng Margarethe II. thoái vị cũng vì nhận thức ấy.
Điều có thể được coi là kỳ tích đối với các nền quân chủ trên thế giới là hoàng tộc luôn được dân chúng và truyền thông để ý đến nhiều nhất, bất kể ở đó có điều tốt hay chuyện dở, hành động đáng ngợi khen hay tai tiếng, bê bối. Có những hoàng tộc khốn đốn vì điều này nhưng cũng có những hoàng tộc biết cách tận lợi tối đa từ điều này.
Giáo dục và Thời đại