CII buôn cổ phiếu của chính mình?
Ngày 12/10/2016, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đã tiến hành ĐHĐCĐ bất thường 2016. Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường lần này là chủ trương phát hành 60 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho đối tác là các quỹ đầu tư đến từ Hàn Quốc.
- 03-10-2016CII, OGC, HAH, VKC, FIT, MKV, VES: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
- 24-09-2016CII sắp họp ĐHCĐ bất thường thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi trị giá 60 triệu USD
- 17-09-2016CII chỉ nới room ngoại ở mức 70% để hạn chế chiến thuật bán ròng của NĐTNN
- 13-09-2016Bỏ chức năng kinh doanh bất động sản, CII sắp nới room ngoại lên 70%
Mục đích của đợt phát hành trái phiếu này là huy động vốn đầu tư cho dự án hạ tầng tại Thủ Thiêm. Đây là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc (Khu chức năng số 3 và số 4) và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ) trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức PPP, hợp đồng BT.
Bạc tóc vì dự án Thủ Thiêm
Dự án BT nói chung, BT Thủ Thiêm nói riêng chưa bao giờ là các dự án “dễ ăn”. Chia sẻ tại cuộc họp, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc CII cho biết, việc hiện thực hóa lợi nhuận là chuyện… bạc tóc với Thủ Thiêm. Thủ tục làm bất động sản hiện vẫn rất nhiêu khê, cực kỳ khó khăn. Một thủ tục bất động sản, theo luật mới thì có khi cần đến 30 con dấu. Đến cái đinh, cái ốc vít cũng phải xin phép, người đứng đầu CII thừa nhận.
Với các hạng mục của dự án BT, tổng vốn đầu tư được tính toán lên tới 2.641 tỷ đồng, chưa tính chi phí dự phòng trượt giá và chi phí lãi vay. Trong đó vốn tự có của CII chỉ chiếm 12,84%, tương đương 339 tỷ đồng. Còn lại là vốn vay, khoảng 2.302 tỷ đồng. Về tỷ lệ vay tương đối cao này, với dự án BT, ông Bình cho biết, hoàn toàn không đáng ngại vì dự án BT là đổi đất lấy hạ tầng. Miễn thực hiện xong hạ tầng sẽ được đổi lấy các lô đất, nguồn tiền thực hiện dự án hạ tầng vì vậy không còn quá quan trọng.
Phát hành tối đa 60 triệu USD trái phiếu ra thị trường nước ngoài với lãi suất 1%/năm là một quyết định gây nhiều tranh cãi của CII. Ở Việt Nam, hiện tại thị trường không cho phép phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ. Vì vậy, nếu cũng với khối lượng trái phiếu như vậy, muốn phát hành tại Việt Nam, phải quy ra nội tệ và mức lãi suất tối thiểu sẽ phải ở mức 4 - 5%. Với lãi suất đó, cổ đông của CII sẽ thiệt hại hơn nhiều và chưa chắc đã thông qua. 60 triệu USD là con số không hề nhỏ. Lãi suất 1% có được nhờ trái phiếu có quyền chuyển đổi. Trái phiếu thường hiếm khi có lãi suất thấp như vậy.
Giá chuyển đổi đối với trái phiếu được xác định bằng 130% giá đóng cửa của cổ phiếu CII tại ngày giao dịch liền trước ngày ký hợp đồng đặt mua trái phiếu. Ví dụ, nếu tính mức giá hiện hành CP của CII khoảng 30.000 đồng/CP, trái phiếu sẽ được chuyển đổi với giá 40.000 đồng/CP. Đây là mức giá chuyển đổi rất có lợi đối với CII. Tuy nhiên, quyền chuyển đổi lại do trái chủ quyết định. Nếu không chuyển đổi, CII sẽ phải thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi khi trái phiếu đến hạn.
Sử dụng công cụ tài chính chưa có tiền lệ
Việc dùng cổ phiếu của chính mình mua đi bán lại nhiều vòng khiến người ta nghi ngại CII đang “buôn” cổ phiếu của chính mình. Câu hỏi đặt ra là, nếu một doanh nghiệp bất kỳ cũng muốn dùng biện pháp này để tung ra thị trường một loạt cổ phiếu lẫn trái phiếu chuyển đổi, thì sẽ ra sao?
Giữa tháng 8 vừa qua, CII vừa chi trên 607,5 tỷ đồng để mua vào 23,75 triệu cổ phiếu quỹ, nâng số lượng cổ phiếu quỹ nắm giữ lên mức 33,56 triệu đơn vị. Tính trên toàn bộ cổ phiếu quỹ hiện có, “giá vốn” của cổ phiếu CII đang ở mức 23.800 đồng/CP. Việc mua cổ phiếu quỹ của CII là nhằm mục đích bình ổn giá thị trường sau khi công ty này phát hành thêm 13,67 triệu CP để chuyển đổi cho một phần trái phiếu chuyển đổi đã phát hành từ giữa năm 2014. Nói cách khác, CII đã chống pha loãng cổ phiếu bằng cách mua lại cổ phiếu của chính mình.
Với “dự trữ” 33,56 triệu cổ phiếu quỹ, Công ty lại tiếp tục dùng để hoán đổi trái phiếu cho đợt phát hành 60 triệu USD trái phiếu chuyển đổi tới đây. Với mức giá mua vào bình quân 23.800 đồng/CP, nếu dùng để hoán đổi với mức giá 40.000 đồng/CP (tính theo giá tham chiếu hiện tại), sơ bộ CII có thể lãi khoảng 450 tỷ đồng. Tất nhiên, con số đó có thể thay đổi tùy thuộc vào tỷ lệ hoán đổi mà trái chủ quyết định, và quan trọng là mức giá của cổ phiếu CII trong tương lai, tại thời điểm trái chủ yêu cầu hoán đổi.
Việc dùng cổ phiếu của chính mình mua đi bán lại nhiều vòng khiến người ta nghi ngại CII đang “buôn” cổ phiếu của chính mình. Câu hỏi đặt ra là, nếu một doanh nghiệp bất kỳ cũng muốn dùng biện pháp này để tung ra thị trường một loạt cổ phiếu lẫn trái phiếu chuyển đổi, thì sẽ ra sao?
Trao đổi với Báo Đấu thầu, Tổng giám đốc CII thẳng thắn thừa nhận, cho đến nay, trên thị trường CII là doanh nghiệp duy nhất sử dụng các công cụ tài chính như vậy. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề ở chỗ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi được căn cứ vào năng lực hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Nếu chỉ “chơi cổ phiếu”, sẽ không có bất kỳ tổ chức nào, nhất là tổ chức quốc tế, chịu mua trái phiếu chuyển đổi với lãi suất thấp, và hoán đổi với một loại cổ phiếu được “bơm thổi”.
Quan trọng hơn cả, cổ đông của CII luôn được bảo vệ trong khi Công ty triển khai các sản phẩm tài chính - ông Lê Quốc Bình nhấn mạnh.
Mục đích của đợt phát hành trái phiếu này là huy động vốn đầu tư cho dự án hạ tầng tại Thủ Thiêm. Đây là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc (Khu chức năng số 3 và số 4) và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ) trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức PPP, hợp đồng BT.
Bạc tóc vì dự án Thủ Thiêm
Dự án BT nói chung, BT Thủ Thiêm nói riêng chưa bao giờ là các dự án “dễ ăn”. Chia sẻ tại cuộc họp, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc CII cho biết, việc hiện thực hóa lợi nhuận là chuyện… bạc tóc với Thủ Thiêm. Thủ tục làm bất động sản hiện vẫn rất nhiêu khê, cực kỳ khó khăn. Một thủ tục bất động sản, theo luật mới thì có khi cần đến 30 con dấu. Đến cái đinh, cái ốc vít cũng phải xin phép, người đứng đầu CII thừa nhận.
Với các hạng mục của dự án BT, tổng vốn đầu tư được tính toán lên tới 2.641 tỷ đồng, chưa tính chi phí dự phòng trượt giá và chi phí lãi vay. Trong đó vốn tự có của CII chỉ chiếm 12,84%, tương đương 339 tỷ đồng. Còn lại là vốn vay, khoảng 2.302 tỷ đồng. Về tỷ lệ vay tương đối cao này, với dự án BT, ông Bình cho biết, hoàn toàn không đáng ngại vì dự án BT là đổi đất lấy hạ tầng. Miễn thực hiện xong hạ tầng sẽ được đổi lấy các lô đất, nguồn tiền thực hiện dự án hạ tầng vì vậy không còn quá quan trọng.
Phát hành tối đa 60 triệu USD trái phiếu ra thị trường nước ngoài với lãi suất 1%/năm là một quyết định gây nhiều tranh cãi của CII. Ở Việt Nam, hiện tại thị trường không cho phép phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ. Vì vậy, nếu cũng với khối lượng trái phiếu như vậy, muốn phát hành tại Việt Nam, phải quy ra nội tệ và mức lãi suất tối thiểu sẽ phải ở mức 4 - 5%. Với lãi suất đó, cổ đông của CII sẽ thiệt hại hơn nhiều và chưa chắc đã thông qua. 60 triệu USD là con số không hề nhỏ. Lãi suất 1% có được nhờ trái phiếu có quyền chuyển đổi. Trái phiếu thường hiếm khi có lãi suất thấp như vậy.
Giá chuyển đổi đối với trái phiếu được xác định bằng 130% giá đóng cửa của cổ phiếu CII tại ngày giao dịch liền trước ngày ký hợp đồng đặt mua trái phiếu. Ví dụ, nếu tính mức giá hiện hành CP của CII khoảng 30.000 đồng/CP, trái phiếu sẽ được chuyển đổi với giá 40.000 đồng/CP. Đây là mức giá chuyển đổi rất có lợi đối với CII. Tuy nhiên, quyền chuyển đổi lại do trái chủ quyết định. Nếu không chuyển đổi, CII sẽ phải thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi khi trái phiếu đến hạn.
Sử dụng công cụ tài chính chưa có tiền lệ
Việc dùng cổ phiếu của chính mình mua đi bán lại nhiều vòng khiến người ta nghi ngại CII đang “buôn” cổ phiếu của chính mình. Câu hỏi đặt ra là, nếu một doanh nghiệp bất kỳ cũng muốn dùng biện pháp này để tung ra thị trường một loạt cổ phiếu lẫn trái phiếu chuyển đổi, thì sẽ ra sao?
Giữa tháng 8 vừa qua, CII vừa chi trên 607,5 tỷ đồng để mua vào 23,75 triệu cổ phiếu quỹ, nâng số lượng cổ phiếu quỹ nắm giữ lên mức 33,56 triệu đơn vị. Tính trên toàn bộ cổ phiếu quỹ hiện có, “giá vốn” của cổ phiếu CII đang ở mức 23.800 đồng/CP. Việc mua cổ phiếu quỹ của CII là nhằm mục đích bình ổn giá thị trường sau khi công ty này phát hành thêm 13,67 triệu CP để chuyển đổi cho một phần trái phiếu chuyển đổi đã phát hành từ giữa năm 2014. Nói cách khác, CII đã chống pha loãng cổ phiếu bằng cách mua lại cổ phiếu của chính mình.
Với “dự trữ” 33,56 triệu cổ phiếu quỹ, Công ty lại tiếp tục dùng để hoán đổi trái phiếu cho đợt phát hành 60 triệu USD trái phiếu chuyển đổi tới đây. Với mức giá mua vào bình quân 23.800 đồng/CP, nếu dùng để hoán đổi với mức giá 40.000 đồng/CP (tính theo giá tham chiếu hiện tại), sơ bộ CII có thể lãi khoảng 450 tỷ đồng. Tất nhiên, con số đó có thể thay đổi tùy thuộc vào tỷ lệ hoán đổi mà trái chủ quyết định, và quan trọng là mức giá của cổ phiếu CII trong tương lai, tại thời điểm trái chủ yêu cầu hoán đổi.
Việc dùng cổ phiếu của chính mình mua đi bán lại nhiều vòng khiến người ta nghi ngại CII đang “buôn” cổ phiếu của chính mình. Câu hỏi đặt ra là, nếu một doanh nghiệp bất kỳ cũng muốn dùng biện pháp này để tung ra thị trường một loạt cổ phiếu lẫn trái phiếu chuyển đổi, thì sẽ ra sao?
Trao đổi với Báo Đấu thầu, Tổng giám đốc CII thẳng thắn thừa nhận, cho đến nay, trên thị trường CII là doanh nghiệp duy nhất sử dụng các công cụ tài chính như vậy. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề ở chỗ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi được căn cứ vào năng lực hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Nếu chỉ “chơi cổ phiếu”, sẽ không có bất kỳ tổ chức nào, nhất là tổ chức quốc tế, chịu mua trái phiếu chuyển đổi với lãi suất thấp, và hoán đổi với một loại cổ phiếu được “bơm thổi”.
Quan trọng hơn cả, cổ đông của CII luôn được bảo vệ trong khi Công ty triển khai các sản phẩm tài chính - ông Lê Quốc Bình nhấn mạnh.
Báo Đấu thầu