CMC SOC đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp Việt
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% doanh nghiệp nhận thức về chuyển đổi số và đảm bảo An ninh An toàn thông tin (ANATTT) trong suốt quá trình chuyển đổi. Dịch vụ Giám sát ANATTT (do Trung tâm giám sát ANATTT CMC - CMC SOC cung cấp) giúp doanh nghiệp chặn đứng tấn công mạng.
Những ưu điểm nổi bật của CMC SOC
Dịch vụ Giám sát, phân tích, ứng cứu sự cố ANATTT do CMC SOC cung cấp được CMC Cyber Security nghiên cứu và phát triển, vận hành các nguồn lực theo dõi, phát hiện, phân tích và xử lý mọi hành vi làm mất ANATTT hoặc vi phạm chính sách trong hệ thống CNTT của các khách hàng doanh nghiệp như: hệ thống mạng, các thiết bị bảo mật, máy tính cá nhân, máy chủ, cơ sở dữ liệu, ứng dụng, website, môi trường điện toán đám mây… CMC SOC hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện kịp thời và cách ly, xử lý các hành vi khả nghi có khả năng gây đe dọa đến sự an toàn bảo mật của hệ thống.
Hệ thống công nghệ CMC SOC ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI, tự động hóa Automation, có khả năng giám sát 24/7, phân tích, cảnh báo và xử lý thời gian thực các sự cố ANATTT tại hệ thống khách hàng.
Hiện các dịch vụ của CMC SOC đã được triển khai tại nhiều doanh nghiệp, là dịch vụ giảm sát đáng tin cậy cho Chính phủ, các tổ chức Nhà nước, ngân hàng… chiếm 22% thị trường dịch vụ giám sát ANATTT trong nước. Đặc biệt, các dịch vụ và hệ thống của CMC SOC đều tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế (như ISO 27001, ISO 20000, ISO 22301, PCI DSS) và các tiêu chuẩn, giấy phép hoạt động trong nước (giấy phép kinh doanh dịch vụ ANATTT, các TCVN).
Lợi ích mang lại cho khách hàng
Theo đó, khi sử dụng các dịch vụ do CMC SOC cung cấp, hệ thống của khách hàng sẽ được triển khai các cấu phần thu thập dữ liệu từ xa, nhằm mục đích thu thập, giám sát, phát hiện các mối nguy hại theo thời gian thực với tần suất hoạt động 24/7. CMC SOC có cấu phần Threat Intelligence do CMC Cyber Security tự phát triển, có nhiệm vụ cập nhật các thông tin về bảo mật từ rất nhiều nguồn khác nhau trên thế giới, với mục tiêu, cập nhật các mối đe dọa mới xuất hiện trên thế giới trong thời gian ngắn nhất, để từ đó kịp thời phân tích, cảnh báo, bảo vệ cho các khách hàng của CMC Cyber Security.. Việc này là hoạt động cần thiết để đối phó với các cuộc tấn công APT trong thời điểm hiện tại.
Bên cạnh đó, việc sử dụng dịch vụ giám sát, ứng cứu sự cố ANATTT của CMC SOC còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa về chi phí đảm bảo ANATTT, giảm chi phí đầu tư ban đầu (Capex), do chi phí của dịch vụ giám sát sẽ tính theo thời gian sử dụng dịch vụ và lượng dữ liệu sinh ra từ hệ thống giám sát theo mô hình (pay-as-you-used).
Ông Hà Thế Phương, Quyền Tổng giám đốc CMC Cyber Security cho biết, dịch vụ CMC SOC do CMC Cyber Security cung cấp có khả năng tương thích với số lượng lớn các hệ thống và nền tảng công nghệ đang được các khách hàng doanh nghiệp sử dụng tại Việt Nam kèm khả năng tùy biến cao về các hệ thống báo cáo, hiển thị. Đặc biệt, dịch vụ giám sát, ứng cứu sự cố của CMC SOC đã được tổ chức quốc tế TUV NORD chứng nhận tuân thủ quy trình ISO 27001, ISO 20000 (các quy trình đảm bảo an toàn an ninh dữ liệu cho hệ thống nội bộ và khách hàng). Điều này sẽ mang lại sự an tâm cho các khách hàng sử dụng dịch vụ.
"Mặc dù mới đi vào hoạt động hơn 2 năm qua, dịch vụ CMC SOC được các doanh nghiệp sử dụng và đánh giá rất cao về hiệu quả giám sát và đảm bảo ANAT TT, đặc biệt là khối ngân hàng luôn yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn bảo mật. Với nền tảng công nghệ sử dụng giải pháp SIEM hàng đầu thế giới IBM Qradar, IBM Watson AI, quy trình vận hành dịch vụ tiêu chuẩn toàn cầu của Samsung SDS, CMC SOC đã và đang là lựa chọn hàng đầu trong việc bảo vệ số khi doanh nghiệp chuyển đổi số, dịch chuyển hạ tầng và ứng dụng lên Cloud", ông Lưu Bá Dũng - Giám đốc khối An toàn an ninh thông tin CMC TS chia sẻ.
Trung tâm Dịch vụ CMC SOC tại thành phố Hồ Chí Minh. Dịch vụ CMC SOC được các doanh nghiệp sử dụng và đánh giá rất cao về hiệu quả giám sát và đảm bảo ANATTT.
"Trong thời gian tới, CMC SOC tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển các sự khác biệt của giải pháp với các tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, các chuyên gia đều có các chứng chỉ quốc tế phù hợp với chuyên môn, hệ thống sẽ được tăng độ tự động hóa và áp dụng nhiều hơn trí thông minh nhân tạo tại các khâu phát hiện bất thường và xử lý tự động sự cố, khả năng tích hợp dễ dàng với các giải pháp của các đối tác và các chức năng quản lý, thống kê nhỏ phù hợp hơn với nhu cầu thị trường hiện tại và trong tương lai.
Việc nâng cao và hoàn thiện dịch vụ nhằm đưa CMC Cyber Security trở thành đối tác bảo đảm ANATTT toàn diện cho doanh nghiệp, sử dụng kết hợp các sản phẩm 100% "Make in Việt Nam" và các giải pháp bảo mật của các hãng hàng đầu thế giới, đóng góp đáng kể trong nhiệm vụ phát triển ngành ANATTT tại Việt Nam", ông Hà Thế Phương - Quyền Tổng giám đốc CMC Cyber Security chia sẻ.
Hệ thống CMC SOC giám sát An ninh An toàn thông tin 24/7.
Theo các chuyên gia CNTT, việc các doanh nghiệp sử dụng quá nhiều các công nghệ khác nhau mà thiếu đi hệ thống giám sát sẽ làm tăng điểm mù trong hệ thống, dễ dàng hơn cho tội phạm mạng tấn công và cài cắm các mã độc phục vụ việc lấy cắp thông tin khách hàng hay phá hoại hệ thống tổ chức. Khi xảy ra sự cố, nếu không có đủ các thông tin cần thiết của các hệ thống liên quan, thì việc truy vết, điều tra, khắc phục sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và kéo dài thời gian hồi phục sau khi bị tấn công. Chưa kể tới các rủi ro trong việc không có hệ thống giám sát thì việc áp dụng các chính sách tuân thủ, đảm bảo ANATTT của doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tập đoàn Công nghệ CMC khẳng định vị thế thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực ở 3 khối: Công nghệ & Giải pháp (Technology & Solution), Kinh doanh Quốc tế (Global Business), Dịch vụ Viễn thông (Telecommunications).
Trong chiến lược đến 2025, CMC đặt mục tiêu trở thành tập đoàn số với quy mô 10.000 nhân sự và doanh thu 1 tỷ USD, là nhà tư vấn, cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, CMC cũng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mang dấu ấn riêng.
Mục tiêu này phù hợp với slogan "Make in Vietnam" của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh vào sự chủ động sáng tạo, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao của người Việt.