CNN: Nga đang giàu chưa từng thấy, công lớn nhờ một đối tác chiến lược của Mỹ
Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) chia sẻ với CNN (19/2), kho bạc chính phủ Nga đang sở hữu lượng tiền mặt lớn chưa từng có.
- 21-02-2024Cách Nga tránh được phá sản kinh tế sau 2 năm xung đột với Ukraine
- 21-02-2024Doanh thu gã khổng lồ dầu mỏ Nga tăng đột biến
- 20-02-2024Nga đang nhiều tiền mặt hơn bao giờ hết?
- 20-02-2024Kinh tế Nga "khát" nhân lực
Nga giàu chưa từng thấy
Số tiền này của Nga được cho là đến từ doanh số bán dầu thô kỷ lục 37 tỷ USD cho Ấn Độ vào năm ngoái. Sau đó Ấn Độ xuất khẩu sang Mỹ dưới dạng thành phẩm.
CREA nhận định, điều này có nghĩa là Ấn Độ, đối tác chiến lược của Mỹ, sẽ thay thế các khách hàng phương Tây để mua dầu thô của Nga; bởi động thái này không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của các nước phương Tây và hoàn toàn hợp pháp.
Ngoài ra, theo CNN, hoạt động xuất khẩu dầu thô của Nga còn được hỗ trợ bởi "hạm đội bóng tối" với số lượng lớn tàu chở dầu, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Điện Kremlin.
CNN đã chứng kiến một phần của hoạt động thương mại phức tạp này ngoài khơi cảng Gythio của Hy Lạp vào đầu tháng này.
Hai tàu chở dầu – một lớn, một nhỏ hơn – di chuyển cạnh nhau để chuyển dầu từ tàu này sang tàu khác, đôi khi với mục đích ngụy trang nguồn gốc và điểm đến cuối cùng.
Hai tàu chở dầu có lịch sử "đầy màu sắc". Cả hai đều khởi hành từ Nga vài tuần trước đó.
Theo công ty giám sát vận chuyển Pole Star Global, một chiếc thuộc sở hữu của một công ty có trụ sở tại Ấn Độ, từng bị cáo buộc liên quan đến vi phạm lệnh trừng phạt, và chiếc còn lại trước đây thuộc sở hữu của một cá nhân chịu các lệnh trừng phạt riêng của Mỹ.
"Việc chuyển dầu (đôi khi) được thực hiện hợp pháp, nhưng chúng cũng được sử dụng như một chiến thuật bất hợp pháp để trốn tránh các lệnh trừng phạt", chuyên gia David Tannenbaum tại Pole Star Global cho biết.
"[Nga] đang thêm nhiều vỏ bọc cho con tàu khiến các cơ quan chức năng bối rối về việc loại dầu này đến từ đâu và cuối cùng ai sẽ mua nó".
Các nhà phân tích cho biết, hàng chục vụ chuyển giao tương tự diễn ra mỗi tuần ở Vịnh Laconian của Hy Lạp, một điểm thuận tiện trên đường đến Kênh đào Suez và các thị trường châu Á.
Đầu tháng 2, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra gói trừng phạt mới đối với các tàu và công ty bị nghi ngờ giúp vận chuyển dầu thô của Nga vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ, nhằm cản trở hoạt động của đội tàu "bóng tối" của Nga.
Vào cuối năm 2022, Mỹ dẫn đầu một liên minh gồm nhiều quốc gia đã đồng ý về "giới hạn giá trần", cam kết không mua dầu thô của Nga trên 60 USD/thùng.
Những quốc gia này cũng cấm các công ty vận tải và công ty bảo hiểm của mình - những công ty chủ chốt trong vận tải biển toàn cầu - tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán dầu thô của Nga cao hơn mức giá đó.
"Giới hạn giá là nguyên nhân thực sự dẫn đến việc hình thành đội tàu bóng tối", Viktor Katona, người đứng đầu bộ phận phân tích dầu thô tại công ty nghiên cứu thương mại Kpler, nhận định.
"Chuỗi cung ứng càng dài thì càng khó giải quyết vấn đề chuyển giao giữa tàu này sang tàu khác và việc xác định chi phí thực sự của một thùng dầu Nga càng khó khăn hơn".
Đối tác của Mỹ là mắt xích quan trọng
Công ty trí tuệ nhân tạo hàng hải Windward đã phát hiện, Nga và Ấn Độ đã thực hiện 588 chuyến giao hàng vào năm ngoái.
Nhưng một số giao thương giữa hai nước phức tạp hơn, như CNN đã chứng kiến ngoài khơi bờ biển Hy Lạp.
Pole Star Global đã rà soát tuyến đường tương tự và phát hiện hơn 200 chuyến đi vào năm ngoái của các tàu từ Nga đã thực hiện việc di chuyển ở Vịnh Laconia sang một tàu khác rồi đi tiếp đến Ấn Độ.
Công ty này "nghi ngờ" rằng động cơ chính của những vụ chuyển dầu này là để né tránh các biện pháp trừng phạt vì "gần như tất cả các tàu này" đều có mối liên hệ với Mỹ hoặc Liên minh châu Âu (EU) và sẽ phải chịu giới hạn giá.
"Hạm đội bóng tối" đã cho phép Nga tạo ra một cơ cấu vận chuyển song song có thể vượt qua các chiến thuật đang thay đổi và trọng tâm của các lệnh trừng phạt của phương Tây, với hàng trăm tàu chở dầu có quyền sở hữu không rõ ràng, sử dụng các tuyến đường phức tạp.
Windward ước tính đội tàu này đã tăng lên 1.800 tàu vào năm ngoái.
Theo đánh giá, việc Ấn Độ mua dầu thô đã là làm suy yếu sức ép từ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Vào năm 2023, doanh thu của Nga tăng vọt lên mức kỷ lục 320 tỷ USD và dự kiến tăng cao hơn nữa.
Theo phân tích dữ liệu công khai từ Bộ tài chính Nga, ngân sách thu và chi của Nga đều ở mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2023.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cao cấp Howard Shatz thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách RAND Corporation nói rằng, "mặc dù doanh thu tăng vọt nhưng thâm hụt ngân sách liên bang vẫn ở mức cao thứ ba… chỉ kém năm 2022 và 2020".
Về phía Ấn Độ, nước này cho biết việc mua dầu từ Nga nhằm giữ giá dầu toàn cầu ở mức thấp hơn vì nước này không thể cạnh tranh mua dầu từ Trung Đông với các quốc gia phương Tây.
Bộ trưởng Dầu khí và Khí tự nhiên Ấn Độ Hardeep Singh Puri nói với CNBC tuần trước rằng: "Nếu chúng tôi bắt đầu mua thêm dầu từ Trung Đông, giá dầu sẽ không ở mức 75 hay 76 USD. Nó sẽ là 150 USD".
Vai trò phức tạp của Ấn Độ trong thương mại dầu mỏ toàn cầu cũng được phản ánh qua số phận các sản phẩm dầu mỏ được sản xuất từ dầu thô của Nga.
Một phần dầu thô được tinh chế thành các sản phẩm dầu tại các nhà máy lọc dầu ở bờ biển phía Tây Ấn Độ, sau đó xuất khẩu sang Mỹ và một số nước phương Tây khác.
Các sản phẩm được tinh chế bên ngoài Nga không nằm trong phạm vi trừng phạt, một thiếu sót mà giới chuyên gia gọi là "lỗ hổng nhà máy lọc dầu".
CREA ước tính, Mỹ là nước mua lớn nhất các sản phẩm dầu tinh chế Ấn Độ, làm từ dầu thô Nga, trị giá 1,3 tỷ USD vào năm ngoái.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm dầu này tăng lên đáng kể bởi các đồng minh của Mỹ cũng đang thực thi các lệnh trừng phạt với Nga. Theo ước tính, các sản phẩm dầu làm từ dầu thô của Nga trị giá 9,1 tỷ USD đã được các quốc gia này nhập khẩu vào năm 2023, tăng 44% so với năm trước.
Moscow cũng đã tìm ra cách kiếm lời từ quá trình lọc dầu và xuất khẩu này.
Một trong những nhà máy lọc dầu và cảng của Ấn Độ tiếp nhận dầu thô của Nga nằm ở Vadinar, và được điều hành bởi công ty Nayara Energy, nơi tập đoàn dầu mỏ nhà nước Nga Rosneft sở hữu 49,1% cổ phần.
Đời sống & pháp luật