Có 1 “trò chơi” khiến bạn mất tiền, khổ tâm, bị bạn bè nghi ngờ nhưng nếu nắm được các quy tắc VÀNG thì GIÀU CÓ nhanh chóng
Muốn không thua lỗ, hãy đầu tư chứng khoán, đừng chơi chứng khoán.
- 21-11-2021“Ngả mũ" trước quy tắc 9-1 của người Do Thái: Một đồng xu người khác bỏ qua cũng có thể là cơ hội giúp bạn làm giàu
- 21-11-2021Cô gái từng bị nhận xét không thi nổi đại học quyết tâm vay tiền tỷ để hiện thực hóa giấc mơ: Kết quả ngọt ngào của nữ Tiến sĩ Luật ĐH Harvard, thành danh khiến ai cũng ngưỡng mộ
- 20-11-2021Tiến sĩ hàng không lý lịch “khủng” khiến 6 sếp cạnh tranh chiêu mộ: Thu nhập 700 triệu/năm, 16 tháng lương, cổ phiếu ESOP, tặng nhà, tặng xe…
Nếu bạn coi chứng khoán là một kênh đầu tư mang tính hên xui may rủi thì thực tế, bạn chỉ đang "chơi chứng khoán" mà thôi. Do đó, nếu không muốn bị mất tiền, hãy chắc chắn rằng bạn đang xem thị trường chứng khoán như một kênh đầu tư tài chính nghiêm túc!
Dẫu vậy, ở góc độ nào đó chứng khoán với những quy luật thắng thua - được mất - lời lỗ lại khá giống với quy luật của một trò chơi. Đó là trò chơi của trí não và cảm xúc. Mọi thứ phụ thuộc vào quyết định của bạn. Nếu trong trò chơi ấy, bạn tỉnh táo và quyết định đúng, có kiến thức thì chiến thắng sẽ về tay. Nhưng chỉ cần 1s bị nỗi sợ chi phối hoặc bị những nhân tố bên ngoài tác động, bạn có thể mất đi hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Và công bằng mà nói, chỉ cần 1 chút may mắn - biết đâu đấy, bạn có thể chuyển bại thành thắng.
Nhưng đời không như mơ và chơi "trứng" chưa bao giờ là màu hồng cả!
"Thời gian đầu tư chứng khoán, vì thiếu kiến thức, tôi thua lỗ 20 triệu. Thất vọng với bản thân, tôi quyết tâm thay đổi, tham gia các khóa học, hội nhóm đầu tư các kiểu và đầu tư một cách nghiêm túc. Tôi nghiên cứu mọi thứ với chiến lược và mục tiêu rõ ràng. Thế rồi trời cũng không phụ lòng người, một năm sau đó tôi lỗ thêm x5 khoản lỗ trước đó", anh Đức Phúc, 30 tuổi, một nhân viên kinh doanh ngậm ngùi chia sẻ về một lần gặp nạn khi tham gia trò chơi.
Ngạn ngữ có câu: "Miếng ăn dễ dàng chính là miếng pho mát trên bẫy chuột!" Quả thực, cái sự "lãi" trên thị trường chứng khoán chẳng khác nào miếng pho mát đó. Ăn một lại mất mười, thị trường này là của số đông nhưng là số đông người lỗ!
Mất nhiều hơn được
Cái mất đầu tiên của nhiều người khi đầu tư chứng khoán chính là tiền bạc. Nếu chỉ đơn giản là bạn đang "chơi" chứng khoán, đặc biệt là kiểu lướt sóng, giao dịch trong ngày thì nhiều khả năng bạn có thể đã nếm mùi vị của hai chữ "thua lỗ".
Vì sao? Đôi khi, trong vài cơn sóng lăn tăn, gợn nhẹ các dân chơi hệ "trứng" có thể kiếm được 5-10% thậm chí 20% cũng không quá khó. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lòng tham không đúng thời điểm thì mọi thành quả có thể về mo, thậm chí là về âm.
Từ cái sự "mất tiền" là một hàng dài lê thê những cái mất khác mà có thể người trong cuộc tại thời điểm ấy không thể ngờ tới được.
Thanh Ngọc, 27 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng chia sẻ: "Phòng của mình toàn anh chị lớn tuổi, họ khá là cẩn trọng về vấn đề tiền bạc và có quan điểm hơi tiêu cực về chuyện đầu tư chứng khoán. Vì vậy, kể từ khi "nhập môn" chứng khoán này, mình sống khép kín hơn vì sợ mọi người biết".
Đúng là không có cái khổ tâm nào như khi chơi chứng khoán mà không có đồng minh. Ngọc kể, không chỉ đồng nghiệp, mà bố mẹ của cô bạn cũng phản đối khi biết con gái tập tành đầu tư chứng khoán. Thậm chí bố Ngọc còn thẳng thừng: "Mày đánh bạc à con?"
"Nhiều lúc cũng buồn, đầu tư khi lãi khi lỗ mà không biết tâm sự cùng ai", Ngọc kể. Theo Ngọc, cô bạn đã phải một thời gian dài để thuyết phục và chứng minh cho bố mẹ thấy rằng cô bạn không đánh bạc, và đây chỉ là một hình thức đầu tư mới thời 4.0 mà thôi. Còn về đồng nghiệp, đến hiện tại, cô bạn cũng có thêm được hai thành viên trong phòng tham gia hội đầu tư chứng khoán cùng.
Thanh Ngọc kể về nỗi khổ khi đầu tư chứng khoán của mình
Nếu như Ngọc chỉ nhẹ nhàng là bị bố mẹ, đồng nghiệp phản đối thì anh Phúc có vẻ như nặng nề hơn. Không chỉ mất nhiều tiền, anh Phúc cho biết gia đình còn anh suýt toang khi vợ anh biết anh chơi chứng khoán và bị thua lỗ. Bạn bè anh Phúc sau khi biết chuyện cũng có thái độ dè dặt với anh hơn.
"Một số sợ tôi vay tiền, một vài người nghĩ tôi đánh bạc thua lỗ nên không muốn tiếp xúc với tôi nữa. Khoảng thời ấy thật kinh khủng", anh Đức nghĩ lại.
Nếu như Ngọc chỉ nhẹ nhàng là bị bố mẹ, đồng nghiệp phản đối thì anh Phúc có vẻ như nặng nề hơn
Đối với những dân chơi "hệ chứng khoán", việc "check" biểu đồ giá là việc không thể thiếu. Thậm chí, nhiều người còn dành cả thanh xuân để dán mắt vào cái biểu đồ xanh đỏ trên màn hình điện thoại, laptop. Thêm một cái ngược đời nữa là họ cực kỳ ghét ngày cuối tuần, các ngày lễ bởi thời gian này, thị trường chứng khoán đóng cửa.
Thực tế, dù bạn có suốt ngày dán mắt vào biểu đồ đi nữa thì giá trị của các cổ phiếu nó cũng phụ thuộc vào cung cầu thị trường, sức khỏe doanh nghiệp, tin tức… chứ chẳng thể nào tự lên tự xuống được. Vô hình chung, nhiều người đang lãng phí khoảng thời gian quý báu của mình.
Có thể thấy, nếu ngồi không cũng kiếm ra tiền thì chỉ đơn giản là số bạn may mắn, nhưng chẳng có may mắn nào đến mãi cả. Nếu không đầu tư đúng cách, tâm lý vững vàng bạn sẽ không chỉ mất tiền mà còn mất nhiều thứ nữa: mất thời gian, gia đình tan vỡ, bạn bè xa lánh…
Có thể "túm váy" lại những sai lầm chết người khi đầu tư chứng khoán khiến nhà đầu tư chìm trong biển "lỗ" như dưới đây:
- Tham lam, tâm lý ăn xổi
- Thắng thì chốt lãi quá sớm, thua lại gồng lỗ
- Mua cổ phiếu dựa vào các lời gợi ý, tin đồn mà nói phũ thì là nghe theo "chim lợn", "chim bìm bịp", các group, diễn đàn, broker (môi giới chứng khoán chịu trách nhiệm hỗ trợ, quản lý, tư vấn đầu tư cho khách hàng…).
- "All in" thời gian, tiền bạc, sức khỏe để chơi chứng khoán
- "Nghiện" giao dịch
- Quyết ăn thua đủ để rồi cuối cùng bị thị trường "vả" không trượt phát nào
Đã đến lúc các nhà đầu tư "giác ngộ"
Thứ nhất, trước khi đầu tư vào cổ phiếu, hãy đầu tư vào kiến thức
Bước chân vào chứng khoán theo tâm linh kiểu ông bà bảo vậy mà không có kiến thức, không tìm hiểu kỹ thì dễ ăn "cám" lắm. Không tìm hiểu, không học, số tiền "ngu phí" mà bạn "cúng" cho thị trường không biết bao giờ là đủ.
Thứ hai, thay vì chốt lời sớm và gồng lỗ, hãy học cách gồng lời, cắt lỗ
Các nhà đầu tư thường rất dễ bị cảm xúc chi phối quyết định của mình, khi lãi bán quá sớm, đến lúc thua lỗ lại gồng lỗ và hậu quả là vô số lần đu đỉnh bán đáy.
Theo nhà đầu tư nổi tiếng Gerald M Loeb, các nhà đầu tư thích chốt lời, không thích lỗ và họ cũng ghét mua lại thứ gì đó với giá cao hơn giá mà họ đã bán.
Vì vậy, ông cảm thấy chấp nhận lỗ là quyết định quan trọng nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện để đảm bảo an toàn vốn.
Chấp nhận lỗ là quyết định quan trọng nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện để đảm bảo an toàn vốn
Thứ ba, bỏ tư duy ăn xổi, hãy đầu tư dài hạn
Với chứng khoán, dài hạn bao giờ cũng tốt hơn lướt sóng, cũng giống như tình yêu, một mối tình bền lâu và thấu hiểu bao giờ cũng tốt hơn tình một đêm.
Đầu tư dài hạn sẽ giúp các nhà đầu tư hạn chế được các quyết định sai lầm. Đơn giản thế này, nếu mọi người đưa ra quyết định (mua, bán) càng nhiều thì xác suất mắc sai lầm cũng tương ứng.
Và khi đầu óc không còn mụ mị, quay cuồng vì những thứ nhấp nháy xanh đỏ trên bảng điện, các nhà đầu tư sẽ có nhiều thời gian cho công việc, gia đình bạn bè,...Từ đó, nâng cao thu nhập, sức khỏe và chất lượng sống.
Thứ tư, học tính kỷ luật
Theo anh Phúc, một trong những lý do khiến anh mặc dù đã chịu khó tìm hiểu kiến thức đầu tư nhưng vẫn thua lỗ là do tâm lý của anh khi lấn chân vào thị trường không ổn định, quyết định đầu tư bị cảm xúc chi phối.
Do đó, tính kỷ luật trong đầu tư chứng khoán rất quan trọng. Hãy nhớ rằng: Thị trường chứng khoán chính là thiết bị chuyển tiền: từ người kém kiên nhẫn sang những người kiên nhẫn.
Cuối cùng, hãy đầu tư chứng khoán, đừng chơi chứng khoán.
Nếu bạn đem tiền của mình ra chơi, nó chẳng gì bạn đang đánh bạc và việc thua thảm là lẽ thường tình. Nếu bạn thực sự nghiêm túc đầu tư, bạn cần chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng, cẩn thận, đó là kiến thức, tin tức và kiểm soát cảm xúc của chính mình.
Còn gì nữa không nhỉ? Cần lắm những bình luận của các dân chơi hệ "chứng khoán".
Ảnh: Tổng hợp
Pháp luật & Bạn đọc