Có 1 trong 8 bệnh này, hãy tránh xa các món cay trước khi quá muộn
Ở một mức độ nhất định, các loại gia vị cay sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đồ cay lại không phải là món ăn dành cho tất cả mọi người.
- 19-05-2017Bác sĩ bệnh viện Việt Đức khuyên 6 điều nên làm ngay để bệnh ung thư không gõ cửa
- 16-05-2017Đau mỏi tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh chứ không đơn thuần chỉ là do tập luyện quá sức
- 16-05-20177 sai lầm người đau dạ dày hay mắc khiến bệnh càng thêm nặng
Những lưu ý khi dùng các loại gia vị cay
Hành tây
Hành tây là loại thực phẩm có chứa chất sunfua hữu cơ. Do có tính bay hơi, chất này có thể kích thích mũi và mắt. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mọi người thường chảy nước mắt khi thái hành.
Các nghiên cứu cho thấy, sunfua hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, phòng ung thư đồng thời có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ các gốc hữu cơ trong cơ thể. Sunfua hữu cơ cũng dễ hòa tan trong nước nên lúc thái hành tây bạn có thể làm ướt dao bằng nước để tránh cay mắt.
Tỏi
Loại củ này có chất allicin. Chất này có tác dụng thúc đẩy cơ thể hấp thu vitamin B1, sát trùng, giảm mỡ máu, chống ung thư.
Tuy nhiên, allicin khi gặp nhiệt sẽ mất tác dụng nên nếu có thể ban hãy ăn tỏi sống, tốt nhất là đập nhuyễn sau đó để 10-15 phút rồi mới ăn.
Cần lưu ý rằng, tiền thân của allicin là alliin. Khi củ tỏi được đập dập kích thích sự hoạt động của enzyme alliinase, allin có trong tỏi sống biến thành allicin tác dụng kích thích hệ tiêu hóa. Bởi vậy lúc đói bạn không nên ăn tỏi sống để tránh gây hại cho niêm mạc dạ dày.
Sở hữu nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng sử dụng tỏi cũng có nhiều điều cần lưu ý. (Ảnh: nguồn Internet).
Ớt
Chất capsaicin trong ớt có tác dụng chống lạnh, chống ẩm, giảm tỉ lệ mắc bệnh tim và bệnh xơ cứng động mạch vành.
Tuy nhiên, loại chất này ban đầu gây ra sự sưng tấy khi tiếp xúc với màng dịch nhầy mỏng của khoang miệng, cổ họng và dạ dày, và nhanh chóng tạo ra cảm giác bỏng mạnh được cảm nhận là ‘cay’ thông qua các đầu dây thần kinh tự do trong niêm mạc.
Ăn sữa chua lạnh có thể giúp giảm cảm giác đau do bỏng nhờ pha loãng mật độ capsaicin và còn ngăn nó tiếp xúc với thành dạ dày.
Gừng
Gigerol là chất được tìm thấy trong gừng. Gingerol còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày tiết dịch, kích thích đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nhiệt độ sôi của gingerol vô cùng cao, có thể lên đến 240 độ C. Vì thế cho dù bạn có chiên, xào, rán hay luộc, vị cay của gừng y như cũ.
Gừng cũng là một gia vị tiêu biểu làm nên hương vị nhiều món cay . (Ảnh: nguồn Internet).
Mù tạc
Mù tạt chứa lượng lớn carotenes, zeaxanthins và lutein, vitamin A, C, K; đây là những thành phần chính của chất chống oxy hóa, do đó làm chậm quá trình lão hóa.
Không chỉ vậy, hạt mù tạt chứa hàm lượng cao selenium và magiê, cả hai chất này có tác dụng chống viêm. Dùng hạt mù tạt thường xuyên sẽ có tác dụng kiểm soát, kiểm chế các triệu chứng của hen suyễn, cảm lạnh, tắc nghẽn ngực.
8 nhóm người không nên ăn món cay
Người mắc bệnh tim, huyết áp cao, viêm phổi, lao
Vị cay ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tuần hoàn của máu, làm cho tim đập nhanh hơn. Do đó, ăn cay quá nhiều trong một thời gian ngắn có thể làm tim bị tổn thương nặng hơn, gây nhiều phản ứng tiêu cực đối với phổi và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Món ăn cay không phải là thực phẩm dành cho tất cả mọi người. (Ảnh minh họa).
Người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, viêm thực quản
Các món cay được xem là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau vùng bụng, táo bón , tiêu chảy… và nhiều triệu chứng nguy hiểm đối với đường tiêu hóa khác.
Đặc biệt, chất capsaicin trong ớt có thể gây phù nề niêm mạc, tăng nhu động dạ dày và ảnh hưởng đến sự phục hồi chức năng tiêu hóa.
Người mắc bệnh viêm túi mật, viêm tuyến tụy
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nhóm gia vị cay sẽ kích thích các acit dạ dày tiết ra nhiều hơn, dẫn đến sự co thắt của túi mật, làm cho túi mật gặp khó khăn khi hoạt động. Đó chính là nguyên nhân gây ra các bệnh như viêm tuyến tụy, túi mật.
Người có "tiền sử" bệnh trĩ
Dưới tác động của các món cay, ngoài việc gây ra táo bón, những tác tĩnh mạch quanh vùng hậu môn sẽ bị tắc nghẽn, khiến cho vùng này sưng tấy và khiến bệnh trĩ ngày càng trở nên trầm trọng.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
Đây là nhóm người cần hạn chế tiếp xúc với các món cay nhất. Bởi những loại gia vị cay sẽ khiến cơ thể mẹ bị nóng, táo bón và ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú.
Các bà mẹ đang trong quá trình mang thai hoặc cho con bú nên lựa chọn những thực phẩm thanh mát và giàu dinh dưỡng thay vì các món cay. (Ảnh minh họa).
Người mắc bệnh thận
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thận là bài tiết nước tiểu và thông qua đó bài tiết các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
Khi bạn ăn những thực phẩm quá cay, một số chất sẽ tác động làm tế bào trong thận bị tổn thương, chức năng của thận trở nên suy giảm nghiêm trọng.
Người gầy
Những người có thể trạng gầy gò thường dễ mắc các bệnh như viêm họng, đau nhức… Nếu ăn cay, nhóm bệnh này sẽ càng trầm trọng hơn và còn có thể dẫn đến một số biến chứng khác như thiếu máu, dị ứng, các bệnh viêm nhiễm, mụn nhọt.
Người đang uống thuốc Đông y
Nếu đang sử dụng thuốc Đông y, bạn nên nói không với đồ ăn cay, bởi chất cay có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Ngoài ra, đối với những người bình thường, việc ăn cay cũng nên hạn chế. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu ăn cay quá nhiều trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày, thực quản…
*Theo Sina Health
Trí thức trẻ