Có 2 kiểu tự tin và Jeff Bezos thuộc kiểu có thể khiến người khác rót 8 triệu USD vào Amazon chỉ bằng 1 nụ cười
Theo các nhà tâm lý học, "tự tin" có thể chia làm 2 loại là "tự tin về nhận thức" và "tự tin về xã hội". Đâu là kiểu giúp Jeff Bezos thành công?
- 05-06-2021Bắt chước các tỷ phú có thể không giúp bạn giàu lên nhanh chóng nhưng 2 điều mấu chốt để làm giàu này người có chí nhất định cần biết
- 02-06-2021Tỷ phú 3 lần trượt đại học khởi nghiệp thành công nhờ cây bút bi giá 2 NDT, dám hạ mình làm giúp việc để chiêu mộ nhân tài: Thà làm đầu gà còn hơn đuôi phượng
- 01-06-2021Tỷ phú khởi nghiệp từ 22 con lợn: Bỏ cơ hội tốt ở thành phố để về quê nuôi lợn mặc lời giễu cợt chê bai, rồi trở thành “tài phiệt nông dân” khiến ai cũng ngưỡng mộ
Theo các nhà tâm lý học, "tự tin" có thể chia làm 2 loại. Một là "tự tin về nhận thức" hay sự chắc chắn. Ví dụ, khi nói "Tôi khẳng định 99% là anh ta nói dối" hay "Tôi đảm bảo điều này sẽ hiệu quả", bạn đang thể hiện sự tự tin trong nhận thức.
Loại thứ hai là "tự tin về mặt xã hội". Khi ở trong một môi trường nào đó và bạn hành động như là mình xứng đáng có mặt ở đó, an tâm về vai trò của bản thân cũng như nhận thấy nói của mình có trọng lượng, bạn thể hiện sự tự tin về mặt xã hội.
Tại sao "tự tin về mặt xã hội" được đánh giá cao hơn?
Mỗi chúng ta đều có xu hướng kết hợp của cả hai loại tự tin trên nhưng chúng không phải lúc nào cũng nhất thiết phải đi cùng nhau. Trên thực tế, nhiều người thành công và được yêu mến là vì họ có nhiều sự tự tin về mặt xã hội.
Jeff Bezos – người đàn ông giàu nhất hành tinh là một ví dụ điển hình. Trong một bài đăng năm 2012, Jason Fried - nhà đồng sáng lập công cụ quản lý dự án Basecamp, kể lại lần Bezos ghé qua trụ sở chính của công ty mình để thực hiện một cuộc hỏi đáp.
Trả lời một câu hỏi mà Fried đưa ra, ông chủ Amazon nói: "Những người đúng trong hầu hết các trường hợp là người hay thay đổi quan điểm". Theo ông, họ là người tự tin theo kiểu thứ hai. Giống như Bezos, họ không ngại thể hiện sự không chắc chắn và có thể thu hút sự chú ý của đám đông khi phát biểu.
Bước ngoặt lớn của Amazon đến vào mùa xuân năm 1996, khi John Doerr, đối tác của Kleiner Perkins (một trong những công ty đầu tư mạo hiểm uy tín nhất ở Thung lũng Silicon) đến thăm công ty. Nhờ sự tự tin về mặt xã hội, Bezos đã khiến Doerr ngạc nhiên và quyết định đầu tư 8 triệu USD vào Amazon.
Sau này, Doerr kể lại: "Tôi bước vào cửa và anh chàng này (Bezos) đang đi xuống cầu thang với một nụ cười tươi và tràn đầy năng lượng. Ngay từ khoảnh khắc đó, tôi đã muốn hợp tác kinh doanh với cậu ấy".
Doerr cho biết ông cũng rất ấn tượng về sự am hiểu công nghệ của Bezos. Khi được hỏi về khối lượng giao dịch hàng ngày của Amazon, Bezos đã khiến Doerr không thể hài lòng hơn khi đưa ra câu trả lời chỉ bằng một vài cú nhấp chuột.
Ngoài Jeff Bezos, Benjamin Franklin (một thành viên trong nhóm lập quốc của Mỹ) là ví dụ khác về tự tin xã hội. Ông nổi tiếng là người hóm hỉnh và hoạt bát. Tuy nhiên, ông đã kết hợp sự tự tin xã hội dồi dào của mình với đôi chút "thiếu" tự tin về nhận thức một cách có chủ ý.
Cụ thể, khi nhận thấy mọi người có xu hướng không đón nhận lập luận khi nghe những từ như "chắc chắn" hay "không nghi ngờ gì nữa", Franklin đã tự rèn luyện để tránh cách diễn đạt này. Thay vào đó, ông thường mở đầu bằng "Tôi cho rằng…" hay "Nếu tôi nhớ không nhầm thì…".
Theo thời gian, Franklin đã trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất lịch sử nước Mỹ.
Chúng ta thường được đánh giá nhiều hơn về tự tin xã hội
Nhiều nghiên cứu cũng như ví dụ về Jeff Bezos và Benjamin Franklin đã cho thấy khi nói về việc tạo ấn tượng tốt với mọi người, sự tự tin về xã hội thường tốt hơn tự tin về nhận thức.
Một nghiên cứu đã khảo sát người tham gia bằng cách cho họ xem video về các diễn viên (được đào tạo để thể hiện sự kết hợp của hai loại tự tin). Kết quả là hầu hết người tham gia đánh giá một diễn viên có tự tin và đáng mến hay không phụ thuộc vào những yếu tố mang tính xã hội như nói năng lưu loát và sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Cách để tự tin hơn về mặt xã hội?
Bạn có thể tăng sự tự tin về xã hội của mình bằng cách luyện nói theo nhóm, chú ý hơn đến trang phục và cải thiện cử chỉ. Ngoài ra, hãy học cách truyền cảm hứng mà không "quảng cáo" quá mức. Có nhiều cách để khiến mọi người bị thu hút về một ý tưởng hay quan điểm mà không phải nói dối họ hoặc "nổ" về cơ hội thành công của chúng.
Nguồn: CNBC
Doanh nghiệp và tiếp thị