‘Có 23 cây nến, 15 cây đã thổi tắt, còn lại bao nhiêu cây?’ - Câu trả lời hóm hỉnh của cô gái trẻ chinh phục nhà tuyển dụng chỉ trong 0,5 giây
Trong vài trường hợp đặc biệt, câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra sẽ không dựa vào kiến thức thường thức, mà cần khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo của bạn. Bởi vì họ muốn thông qua đó để tìm hiểu độ linh hoạt trong cách xử lí vấn đề của bạn mà thôi!
- 10-11-2021'Thấy 50 nghìn đồng và 500 nghìn đồng rơi dưới đất, bạn sẽ nhặt tờ tiền nào?" Câu trả lời táo bạo như 'hất nước vào mặt' khiến nhà tuyển dụng tâm phục khẩu phục!
- 08-11-2021Gửi các nhà tuyển dụng: Những người hay nhảy việc nên được xem trọng!
- 06-11-2021Đây là nghề có nhu cầu tuyển dụng tăng bất chấp dịch: Nhiều công ty mời chào nhân sự với mức lương 1000 USD/ tháng
- 05-11-2021Nhà tuyển dụng hỏi: 1 con kiến có 7 chân, vậy 100 con kiến có tổng mấy chân? Tất cả đều bị loại, chỉ 1 người trúng tuyển nhờ đáp án bất ngờ
Phỏng vấn chính là một quá trình để nhà tuyển dụng tìm hiểu được năng lực, khả năng ứng biến của nhân viên mới. Lúc này, HR là những người gánh vác nhiệm vụ quan trọng.
Khi đối mặt với những ứng viên có kinh nghiệm, độ tuổi, nền tảng và học vấn khác nhau, họ cũng phải nghĩ ra nhiều phương pháp để có thể đánh giá được toàn diện.
Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng coi trọng việc đánh giá năng lực và kiểm tra tư duy của ứng viên hơn trước.
Ngọc Dao là một cô gái trẻ chỉ mới đi làm một năm, kinh nghiệm còn ít so với những ứng viên lớn tuổi khác. Nhưng với khả năng ứng biến linh hoạt, cô đã giành được lợi thế trong cuộc phỏng vấn lần này.
Địa điểm phỏng vấn là một công ty thiết kế đang tuyển dụng trợ lý marketing.
Đầu tiên, cô cùng những người khác phải trải qua một bài test trên giấy nhằm đánh giá kỹ năng chuyên môn. Đó là một bài kiểm tra viết về hoạt động tiếp thị thực tế.
Ngọc Dao đã xuất sắc vượt qua vòng sàng lọc cùng 3 ứng viên khác.
Nhà tuyển dụng yêu cầu bốn người họ giới thiệu bản thân, sau đó nhận ra kỹ năng diễn đạt của cả bốn đều tốt như nhau.
Thế nên, họ đã đưa ra câu hỏi cuối cùng:
"Trên bàn tròn có 23 cây nến, 15 cây trong số chúng đã bị thổi tắt, hỏi còn lại bao nhiêu cây?"
Sau khi nghe xong câu hỏi này, người phụ nữ trung niên đầu tiên vẫn chưa hiểu ý định của nhà tuyển dụng, vì vậy cô ấy đã rất trung thực tính toán, sau đó đáp:
"Có 23 cây nến, đã thổi tắt 15 cây trong số đó, vậy tất nhiên sẽ còn lại 8 cây rồi. Đây là phép tính lớp Một, bất cứ ai cũng biết nên lấy 23 – 15 để ra được 8."
Nhưng không ngờ nhà tuyển dụng lại lắc đầu, mỉm cười nói với cô ấy: "Sai rồi!"
Đến ứng viên thứ hai, thấy ứng viên đầu tiên đã trả lời sai đáp án, cô ấy liền nghĩ ra một cách. Lần này, cô ấy mạnh dạn và dõng dạc nói với nhà tuyển dụng:
"Câu hỏi này không hề liên quan đến vị trí mà tôi muốn ứng tuyển lần này. Tôi xin phép không trả lời."
Tuy đã thể hiện một màn đối đáp rất cá tính, nhưng không may cho ứng viên thứ hai, cô ấy cũng đã bị các nhà tuyển dụng từ chối.
Người thứ ba là một người đàn ông 45 tuổi, trông rất dày dặn kinh nghiệm. Anh ta đã suy nghĩ rất nghiêm túc nãy giờ, sau đó đưa ra câu trả lời:
"Không còn ngọn nến nào. Vì cơ bản đó chỉ là câu hỏi tưởng tượng."
Câu trả lời rất sáng tạo, nhà tuyển dụng có hơi nhíu mày, nhưng sau đó vẫn gật đầu, chờ đợi nghe câu trả lời từ người cuối cùng.
Đến lượt Ngọc Dao, bản thân cô ngay từ khi nghe câu hỏi đã cảm thấy vấn đề này có chút kì lạ, vì vậy cô đứng lên, tự tin trình bày ý kiến của mình:
"Tôi nghĩ sẽ còn 23 cây, vì không có mối liên hệ nào giữa việc "thổi nến tắt" và "còn lại" mấy cây trên bàn cả. Nến chỉ bị tắt, chưa hề nói bị mang đi, vậy trên bàn vẫn còn đủ 23 cây đấy thôi."
Lúc này, nhà tuyển dụng mới thực sự hài lòng vì đã tìm được một nhân viên ưng ý. Mục đích ban đầu mà họ đặt ra câu hỏi này chỉ là để "đánh lừa" ứng viên. Nếu chỉ trả lời 8 cây thì chứng tỏ khả năng sáng tạo và liên tưởng của ứng viên không cao, và họ sẽ không tuyển dụng người như vậy.
Vốn dĩ họ khá hài lòng về câu trả lời của ứng viên thứ ba. Nhưng Ngọc Dao lại đưa ra đáp án hơn cả mong đợi, và họ rất hài lòng về câu trả lời hóm hỉnh này.
Trong vài trường hợp đặc biệt, câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra sẽ không dựa vào kiến thức thường thức, mà cần khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo của bạn. Bởi vì họ muốn thông qua đó để tìm hiểu độ linh hoạt trong cách xử lí vấn đề của bạn mà thôi!
Doanh nghiệp và tiếp thị