Có 4 thứ không được phép tiết kiệm trong mâm cơm: Càng ham rẻ thì ung thư gan càng "lớn nhanh", biết sớm sẽ phòng bệnh sớm
Ung thư gan là căn bệnh thường gặp ở những người "keo kiệt", bởi họ thường ham rẻ, tiếc tiền mà sử dụng những thứ kém chất lượng cho bữa ăn của mình.
- 13-11-2021Cụ ông 80 tuổi, mắc tiểu đường 40 năm vẫn khỏe mạnh, không bị biến chứng, bề ngoài còn trẻ hơn tuổi: Bí quyết là 3 điều rất đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
- 13-11-2021Người có tuổi thọ ngắn thường sở hữu 5 đặc điểm rất rõ rệt, mong rằng bạn không có cái nào
- 13-11-2021Bệnh nhân tiểu đường có 3 khung giờ dễ xảy ra biến chứng nhất trong ngày: Bỏ 1 phút đọc bạn sẽ tránh được nguy cơ tai biến, thậm chí đột quỵ
Trong cuộc sống, tiết kiệm là đức tính tốt cần được đề cao. Thế nhưng nếu quá tiết kiệm để cho cuộc sống thiếu thốn, kém vệ sinh... thì lại không đáng được khen ngợi mà lại cần phải lên án bởi lúc này "tiết kiệm" đã biến thành "sự keo kiệt" mất rồi.
"Tiết kiệm sai cách" cũng có thể là một tác nhân gây ung thư bởi nó có xu hướng khiến bạn thực hiện những thói quen tai hại nhiều hơn
Dưới đây là 4 thứ trong mâm cơm có thể gây bệnh ung thư gan , bạn biết càng sớm thì sức khỏe càng được bảo vệ.
4 thứ nếu cứ quá "tiết kiệm" sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan
1. Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để nấu cơm
Chức năng chính của gan là giải độc, cơ thể càng tiếp nhận nhiều chất độc thì càng tạo ra gánh nặng cho gan và gây ra tổn thương gan càng lớn.
Theo kết quả nghiên cứu, nguồn nước bị ô nhiễm chứa một lượng lớn kim loại độc hại, việc tiêu thụ những chất độc hại này sẽ gây hại cho gan, thậm chí gây ung thư gan. Ở một số quốc gia nghèo nàn, tỷ lệ mắc ung thư gan tương đối cao do người dân không được sử dụng nguồn nước sạch. Sử dụng nước tinh khiết, nước lọc máy để nấu cơm là lựa chọn tốt nhất.
Tiêu thụ nguồn nước sạch, trong lành tốt cho sức khỏe của gan.
2. Tiết kiệm thức ăn, cố ăn đồ mốc
Aflatoxin là một chất có độc tính cao xuất hiện từ nấm mốc, có thể gây ung thư gan, độc tính của nó mạnh gấp 68 lần asen.
Trong cuộc sống, đậu phộng, gạo, thịt hun khói... là những thực phẩm dễ bị mốc nhất nhưng vì giá trị của chúng tương đối đắt nên dù bị mốc nhiều người cũng không muốn vứt bỏ, sau khi rửa sạch sẽ đem đi chế biến để tiêu thụ. Do độc tố aflatoxin có sức sống mạnh mẽ nên dù xử lý ở nhiệt độ cao cũng khó có thể tiêu diệt hoàn toàn, vẫn có khả năng gây bệnh cho người ăn.
3. Tiết kiệm tiền, dùng đũa mốc, rẻ tiền
Nhiều gia đình sử dụng đũa gỗ, đũa tre rẻ tiền. Vào mùa mưa, đũa làm bằng chất liệu này dễ bị nấm mốc, có thể sinh ra một lượng aflatoxin, khi ăn vào rất dễ làm tổn thương tế bào gan.
Đũa bằng thép không gỉ tương đối an toàn hơn, vì vậy bạn cũng có thể sử dụng đũa làm bằng vật liệu này.
Aflatoxin là một chất có độc tính cao xuất hiện từ nấm mốc, có thể gây ung thư gan, độc tính của nó mạnh gấp 68 lần asen.
4. Mua dầu ăn giá rẻ, tự sản xuất về chế biến thực phẩm
Nhiều người thích ăn dầu ăn do một số xưởng nhỏ lẻ sản xuất với giá rẻ, với cái mác là "dầu ăn tự ép". Tuy nhiên, loại dầu này thường được làm bằng các phương tiện kỹ thuật lạc hậu, công nghệ chế biến không đảm bảo, không có sự giám sát... Do đó, hạn sử dụng của chúng tương đối thấp, dễ bị mốc hỏng. Đặc biệt, do quá trình sản xuất không có quy trình cụ thể nên nguyên liệu sản xuất dầu là ngô, lạc... có thể bị mốc, nên lượng dầu ăn khi sản xuất ra có thể chứa các độc tố nấm mốc , gây ung thư gan.
Do đó, lời khuyên cho các gia đình đó là không nên tiêu thụ dầu ở các xưởng nhỏ lẻ. Chỉ nên sử dụng các loại dầu ăn có tên tuổi trên thị trường, các loại dầu ăn an toàn, đạt tiêu chuẩn quốc gia, có chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhịp sống Việt