Cô bé học đại học năm 10 tuổi nay đã tốt nghiệp, về làm trợ giảng cho bố nhưng bi kịch sau đó khiến mọi người vỡ mộng vì "lò đào tạo thần đồng"
Đã tốt nghiệp đại học nhưng chỉ mới 13 tuổi, cô bé mà mọi người gọi là thần đồng năm nào nay phải chịu cảnh thất nghiệp và phải về làm trợ giảng cho trường tư thục mà bố cô lập ra.
- 11-09-2020Dàn cựu thí sinh Olympia "lột xác" đỉnh cao: Người trở thành soái ca IELTS, kẻ xinh đẹp, giỏi giang, cuộc sống sang chảnh
- 02-09-2020Chủ tịch En Pointe – Thanh Bùi: Tôi không muốn con mình đến 11 tuổi còn nói không sõi tiếng Việt và nghĩ người nước ngoài giỏi hay văn minh hơn người Việt
- 31-08-2020Người miệng lưỡi giỏi, lộc đến nhất thời; Người tâm tốt, khéo ăn nói hay không, vẫn đảm bảo một đời hiển vinh
Nổi tiếng quá sớm vì lên 10 tuổi đã thành sinh viên đại học
Những thiên tài học vượt lớp và hoàn thành chương trình học phổ thông không còn là chuyện hiếm trên thế giới, đặc biệt là với đất nước tỷ dân Trung Quốc. Thế nhưng, trong những năm trở lại đây, công chúng đặc biệt quan tâm tới câu chuyện của cô bé Zhang Yiwen trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2016 và 2017.
Cô bé trở nên nổi tiếng vượt ra khỏi phạm vi của đất nước mình vì mới 9 tuổi đã thi đại học và theo hoc 1 trường đại học địa phương. Trước đây, được biết, lên 4 tuổi, cô bé đã được gửi đến trường mẫu giáo nhưng sau 1 tháng, ông Zhang Mintao, bố của đứa bé cảm thấy môi trường mẫu giáo không phù hợp với năng lực hơn tuổi của con gái mình nên ông đưa con về nhà và để mẹ em chăm nom, dạy dỗ. Thời gian này, hai vợ chồng mở một lớp luyện thi dành cho học sinh tại địa phương, trực tiếp giảng dạy và quản lý.
Zhang Yiwen và bố (Ảnh: Sưu tầm)
Sau đó, ông Zhang đã đổi loại hình kinh doanh của trung tâm luyện thi thành 1 trường tư thục và tiến hành tuyển sinh. Lúc này Zhang Yiwen cũng được sắp xếp theo học tại trường của gia đình mình. Chỉ trong vòng 4 năm, cô bé đã hoàn thành chương trình học phổ thông cần thiết mà đáng lẽ một học sinh bình thường phải dành ít nhất 12 năm học để học xong.
Năm 2016, cô bé được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT từ trường của bố mình và đủ điều kiện để đăng ký thi đại học. Năm đó, bé gái chỉ ôn tập các kiến thức Hán học và chưa tập trung ôn luyện kỹ các môn Khoa học nên chỉ dành 172 điểm. 1 năm sau, Zhang quay trở lại và đạt thành tích 352 điểm, đủ để đậu vào Học viện Công nghệ Thương Châu, ngành Công nghệ kỹ thuật thông tin điện tử theo hệ cao đẳng 3 năm.
Lúc này, trên mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều về thông tin một bé gái chỉ mới 10 tuổi đã vào đại học. Một số người cho rằng cô bé quả là thiên tài, ý kiến khác thì cho rằng điều này là lố bịch. Nhưng bỏ ngoài tai những lời bàn tán, cô bé vẫn làm thủ tục nhập học và bắt đầu cuộc sống của một sinh viên.
Cuộc sống sinh viên chật vật vì quá khác biệt, tốt nghiệp ở mức trung bình, ra trường không có việc làm phải về phụ cha
Ở trường, vì sự chênh lệch tuổi tác giữa các bạn trong lớp nên Zhang không thể hòa nhập trong các buổi học nhóm, nghiên cứu,... Chiều cao 1,3 mét của 1 đứa trẻ khiến những buổi ăn trưa ở căn tin trở thành ác mộng khi cô phải kiễng chân mỗi lúc mua đồ ăn. Có thể nói, thời gian học đại học, cô không có một người bạn đúng nghĩa, cô bé luôn cảm thấy tự ti và sợ hãi mỗi khi đến lớp.
Trong suốt 3 năm học, giáo viên cho biết, kết quả học tập của em không có gì nổi bật vì vốn với đầu óc của một đứa bé 10 tuổi, để có những nền tảng nhất định trong các môn chuyên ngành là rất khó. Tuy nhiên, được biết, sau 3 năm tự "chiến đấu", cô bé cũng đã tốt nghiệp hệ cao đẳng với điểm số trung bình.
Zhang Yiwen nhỏ nhắn trong thư viện trường (Ảnh: Sưu tầm)
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, cô bé không đăng ký dự thi học tiếp đại học vì các chuyên ngành liên quan đến máy tính đòi hỏi em phải thi Toán và Tiếng Anh trong khi năng lực của em tương đối yếu ở 2 môn này.
Sau đó, cô bé trở về quê nhà, do quá nhỏ tuổi nên em không tìm được công việc phù hợp, do vậy em đành trở thành trợ giảng tại trường tư thục mà cha mình thành lập. Công việc của em hằng ngày là giúp mẹ sửa bài tập về nhà của học sinh, dạy một số môn đơn giản nếu giáo viên bận, không thể đứng lớp. Mức lương mà cô ấy nhận được mỗi tháng là 1500 tệ (khoảng hơn 5 triệu đồng).
Trường học của Zhang Yiwen theo học bị đình chỉ như cú tát vào "tư tưởng giáo dục" của bố mẹ cô bé
Từng bị chỉ trích vì gò ép con cái trở thành thiên tài từ quá sớm, vạch ra hướng đi quá khổ với khả năng của con, trong một cuộc phỏng vấn với Ziuniu News, ông Zhang Mintao cho biết: "Con bé cảm thấy cô đơn, nhưng tôi nghĩ cô đơn không hẳn là một điều xấu, và cô đơn cũng như một bài tập thể dục. Zhang Yiwen không tiếp xúc nhiều với các bạn cùng lứa tuổi nhưng sức khỏe tinh thần tương đối khỏe mạnh. Trong thời gian đi học, con bé chăm chỉ hơn các bạn cùng lớp và ngoan ngoãn!"
Theo chia sẻ, giờ đây cô bé đã 13 tuổi và bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì. Do đó, hiện tại tính cách cô bé cũng có ít nhiều sự thay đổi. Zhang Yiwen có phần nổi loạn hơn, có những ý kiến độc lập và đôi khi là trái chiều với bố mẹ. Tư duy giáo dục con của cặp vợ chồng này khác biệt đến mức nhận nhiều chỉ trích, gần đây nhất, họ còn cho biết sẽ cho con trai hiện 10 tuổi của mình, em của Zhang Yiwen sẽ học xong trung học vào năm 13 tuổi để vào lớp Sơ cấp Đại học Giao thông Tây An.
(Ảnh: Sưu tầm)
Tuy vậy, truyền thông Trung Quốc đã xác nhận thông tin, cơ sở giáo dục do vợ chồng Zhang thành lập đã bị đình chỉ hoạt động vì một loạt sai phạm. Theo điều tra, nhiều nội dung giả mạo về bằng cấp, mối quan hệ với các học giả nổi tiếng đã được người bố trên ngụy tạo. Ông sử dụng những cách chiêu dụ tuyển sinh dựa vào những "triết lý giáo dục mới" và dựa vào sự nổi tiếng của con gái được cho là "thần đồng" của mình. Những lời quảng cáo như: "Chỉ cần một đứa trẻ 5 tuổi được gửi đến đây, thì 9 năm nữa nó sẽ được vào thẳng đại học" liên tục xuất hiện. Tiếp đó, cơ quan điều tra đã phát hiện những giáo viên được tuyển vào trường hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn giảng dạy.
Rõ ràng "tư tưởng giáo dục" mà Zhang Mitao nhắc đến thực chất là sự gò ép, bó buộc những đứa trẻ phải trở thành thần đồng, bắt chúng lớn lên theo khuôn khổ do người lớn định sẵn mà không cho chúng có quyền được tự do và phát triển theo tự nhiên. Người ta vỡ lẽ ra rằng, danh thần đồng của Yiwen là đến từ sự thổi phồng của bố mẹ với mục đích kinh tế, họ chỉ chiêu dụ học trò vào trường. Lò "sản xuất thần đồng" mà họ lập ra đã khiến những đứa trẻ chỉ mới ở độ tuổi tiểu học phải đánh đổi tuổi thơ và sự hồn nhiên chỉ vì những mơ mộng hão huyền được tạo ra từ sự kỳ vọng của bố mẹ.
Tham khảo: Sina
Pháp luật và Bạn đọc