MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ chế áp giá trần với dầu Nga của phương Tây sẽ được áp dụng như thế nào?

06-11-2022 - 08:34 AM | Thị trường

Cơ chế áp giá trần với dầu Nga của phương Tây sẽ được áp dụng như thế nào?

Mỗi chuyến dầu Nga vận chuyển trên biển sẽ phải chịu ràng buộc giá cả thông qua bên mua đầu tiên trên đất liền, theo quyết định mới nhất của Mỹ và các nước đồng minh.

Mỹ và các nước đồng minh đã đồng thuận về việc hoạt động bán dầu của Nga sẽ phải chịu ràng buộc về giá bán, như vậy họ đang cố gắng đưa ra chi tiết của các biện pháp trừng phạt mới trước khi nó chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12/2022.

Mỗi chuyến dầu Nga vận chuyển trên biển sẽ phải chịu ràng buộc giá cả thông qua bên mua đầu tiên trên đất liền, theo quyết định mới nhất của Mỹ và các nước đồng minh. Như vậy cũng đồng nghĩa rằng việc bán lại dầu trên đất liền sẽ không phải chịu ràng buộc giới hạn về giá cả. Chi phí tính với việc vận chuyển dầu Nga cũng sẽ không chịu hạn chế.

Các hoạt động vận chuyển dầu của Nga trên biển sẽ phải chịu hạn chế. Nếu một thùng dầu Nga đã được xử lý thành các sản phẩm như xăng, và sau đó lại được đưa ra vận chuyển trên biển, sản phẩm đó sẽ không phải chịu hạn chế giá cả. Nếu dầu Nga chưa qua xử lý hoặc đã xử lý phần lớn và rồi sau đó đưa đi vận chuyển trên biển sẽ vẫn bị hạn chế giá bán.

Theo kế hoạch áp trần giá dầu Nga, nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 và Australia dự kiến sẽ cấm các doanh nghiệp tại nước họ cung cấp các dịch vụ hàng hải, ví như bảo hiểm hàng hải, cho việc vận chuyển dầu Nga trừ khi dầu được bán dưới giá trần.

Bởi phần lớn dịch vụ hàng hải của thế giới tập trung tại nhóm công nghiệp phát triển G7 và Liên minh châu Âu (EU), các nước phương Tây đang nhắm đến việc quyết định mức giá mà phía Nga có thể bán ra trên thị trường toàn cầu.

Mỹ và các nước đồng minh đã cố gắng chặn kinh tế Nga tiếp cận được với nguồn doanh thu có thể được dùng để leo thang căng thẳng quân sự với Ukraine mà không gây tổn hại đến kinh tế toàn cầu.

Cho đến nay, thậm chí họ còn chưa thể chốt được mức giá trần mà họ muốn áp là bao nhiêu, họ đang hy vọng sẽ có được một con số cụ thể trong những tuần tới. Việc trì hoãn công bố kế hoạch đã khiến cho nhiều thành viên thị trường dầu băn khoăn về khả năng việc vận chuyển dầu Nga trên biển sẽ có thể đương đầu với nihều biện pháp trừng phạt mới.

Nhằm giải quyết những lo lắng này, Bộ Tài chính Mỹ vào đầu tuần này khẳng định dầu Nga được vận chuyển trước thời điểm ngày 5/12/2022 sẽ được miễn áp giá trần nếu nó đến điểm cuối cùng trước ngày 19/1/2023.

Các quan chức Nga đã đe dọa giảm quy mô sản xuất dầu nhằm đáp trả lại việc áp giá trần của phương Tây, dù rằng quan chức Mỹ khẳng định họ tin Nga sẽ không mạo hiểm gây tổn hại đến một ngành vô cùng quan trọng của nước này.

Những bên kinh doanh dầu đã không ngừng đề nghị Bộ Tài chính Mỹ phản hồi về việc liệu việc áp giá trần với sản phẩm dầu Nga sẽ chỉ áp với đợt bán dầu đầu tiên, ngoài ra việc áp quy định mới có thể khiến cho các bên trung gian dễ dàng mua dầu Nga dưới giá trần và rồi xử lý và bán lại với chênh lệch giá cao bán kiếm lời.

Mỹ đã rất cố gắng để các biện pháp áp trần giá dầu không gây ra quá nhiều gánh nặng lên các ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp vận tải và nhà kinh doanh. Không chỉ muốn gây tổn hại đến lợi nhuận mà Nga kiếm được từ bán dầu, Mỹ đã cùng lúc vẫn cố gắng để dầu Nga vẫn được cung ra thị trường thế giới nhằm ngăn giá năng lượng biến động bất thường.

Các đối tác nước ngoài làm việc với Mỹ về kế hoạch áp trần giá dầu Nga hiện cũng đang chốt về những chi tiết cuối cùng mà họ muốn đưa vào biện pháp công bố. Bộ Tài chính Anh vào ngày thứ Năm cũng đưa ra một số quy định mà dự kiến họ sẽ áp dụng theo kế hoạch áp trần giá dầu Nga. London là một trung tâm vận chuyển hàng hải, bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng đầu thế giới.

Quy định áp giá trần với dầu thô của Nga dự kiến có hiệu lực từ ngày 5/12/2022, còn quy định áp hạn chế giá cả với các sản phẩm xăng dầu sẽ được khởi động từ ngày 5/2/2023.

Theo Trung Mến

Nhịp sống kinh doanh

Trở lên trên