Cô dâu ăn bữa cơm chia tay trước khi lên xe theo chồng về dinh, mẹ nói một câu khiến cư dân mạng bức xúc: "Như thời phong kiến"
Có người nói: Con gái lấy chồng như bát nước đổ đi.
- 31-10-2023Những "chị đẹp" có học vấn đỉnh nhất "Đạp gió": Người là thủ khoa, người học 2 trường cùng lúc
- 31-10-2023Thêm trường TIỂU HỌC CÔNG LẬP được phê duyệt cải tạo, xây mới ở quận Hoàng Mai: Phụ huynh hân hoan vì to đẹp quá!
- 31-10-2023Loại quả ngọt như đường nhưng chỉ số đường huyết thấp, tốt cho tim mạch, đường ruột và xương khớp
Mới đây, đoạn clip quay lại cảnh đám cưới trong một ngôi nhà ở Triều Sán (Quảng Đông, Trung Quốc) thu hút sự chú ý của cư dân mạng nước này.
Cô dâu đang mặc đồ cưới truyền thống ngồi ăn với em trai, mẹ ngồi bên cạnh gắp thức ăn cho hai con. Ăn xong bữa cơm này, chị gái chính thức “xuất giá” theo chồng về dinh, đàng trai đang trên đường đến nhà rước dâu. Cô dâu đang thực hiện một số tập tục đám cưới ở vùng quê Quảng Đông.
Trong đoạn video, mẹ vừa gắp thức ăn vừa liên tục nhắc nhở con gái phải hiểu phép tắc, lễ nghi, ở nhà chồng phải tôn trọng bố mẹ chồng, làm con dâu tốt.
Ở một số địa phương trong tỉnh Quảng Đông có một phong tục cưới hỏi, anh chị em trong nhà cùng ăn bữa “cơm tán hỏa”, hiểu đơn giản thì đó chính là bữa cơm chia tay, ngụ ý con gái đi lấy chồng, không còn ở chung một nhà với anh em ruột thịt của mình. Đồng thời, khi con gái đi lấy chồng, bố mẹ chuẩn bị của hồi môn (trang sức), cũng xem như chia gia tài với anh em còn lại, trở thành vợ nhà người ta thì sau này không được phép về nhà tranh giành tài sản.
Nhiều cư dân mạng lên tiếng cảm thấy có điều gì đó hơi bí bách, khó chịu trong bữa cơm này. Biết là phong tục tập quán truyền thống nên được giữ gìn, nhưng cũng không nên cứng nhắc như vậy.
“Thời đại nào rồi mà còn quan trọng hóa vấn đề con gái đi lấy chồng phải như thế này, phải như thế kia. Gia đình thì vẫn mãi là gia đình, tại sao phải ăn cơm chia tay?”.
“Cơm chia tay? Nghe hơi chua xót. Nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, việc phân chia rạch ròi vấn đề tài sản như vậy cũng giúp tránh nhiều vấn đề phát sinh sau này”.
Thế nhưng chuyện sẽ không có gì xảy ra nếu người mẹ không nói một câu: “Đi lấy chồng, sau này về nhà sẽ trở thành khách”.
Câu này đúng với cách nói: “Con gái lấy chồng như bát nước đổ đi, là khách ở nhà bố mẹ ruột”.
Cư dân mạng đã phản ứng dữ dội với lối tư duy này của người mẹ. Nhiều người bức xúc cho rằng lần đầu tiên họ thấy gia đình sống ở thời hiện đại mà vẫn còn “phong kiến” như vậy.
“Ăn cơm chia tài sản, rồi lại thành người dưng. Phận con gái rốt cuộc đi lấy chồng cũng chỉ có thế thôi sao?”.
“Nhiều tập tục không còn phù hợp với thời đại, chúng ta phải nên bỏ nó đi. Đi lấy chồng mà thành người dưng nước lã, kẻ xa lạ, là khách khi về nhà mẹ đẻ thì có cần thiết phải kết hôn nữa không?”.
“Nhìn cô dâu ngồi ăn với vẻ mặt buồn bã cũng đủ hiểu câu nói của bà mẹ nặng nề đến mức nào. Nghe thật chua chát”.
Trong khi nhiều luồng ý kiến chĩa vào bà mẹ thì cũng không ít người lên tiếng bênh vực. Theo đó, họ cho rằng người mẹ cũng chỉ là “nạn nhân” của lối tư duy và phong tục địa phương này mà thôi. Khi xưa đi lấy chồng, mẹ của bà cũng đã nói như vậy với con gái mình. Bây giờ bà tiếp tục sử dụng tư tưởng này để tiễn con gái lên đường theo chàng về dinh.
Nguồn: Sohu
Phụ Nữ Mới