MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ đông lớn 'đua nhau' chốt lời hàng tỷ USD, hàng loạt cổ phiếu tại châu Á vẫn tăng kỷ lục

23-01-2021 - 11:27 AM | Tài chính quốc tế

Cổ đông lớn 'đua nhau' chốt lời hàng tỷ USD, hàng loạt cổ phiếu tại châu Á vẫn tăng kỷ lục

Chỉ số MSCI Asia Pacific tiếp tục đạt mức kỷ lục mới trong tháng này, ngay cả khi các cổ đông lớn bán ra 3,5 tỷ USD giá trị cổ phiếu. Theo số liệu do Bloomberg tổng hợp, con số này cao hơn bất kỳ giai đoạn nào trong tháng 1 kể từ năm 2015.

Các nhà đầu tư lớn đang tận dụng lợi thế từ việc thị trường chứng khoán châu Á đang tăng giá kỷ lục, để chốt lời thông qua một số cổ phiếu. Dẫu vậy, động thái này lại không hề ngăn cản đà giảm của những cổ phiếu đó – bao gồm 1 nhà sản xuất thuốc Trung Quốc và một công ty pin nhiên liệu của Hàn Quốc.

Động thái bán tháo cổ phiếu của các nhà đầu tư lớn – thường được coi là tín hiệu cho thấy giá đã chạm đỉnh, dường như đang mất dần sức ảnh hưởng trong bối cảnh những gói kích thích quy mô chưa từng có đang "tràn lan" trên thị trường.

Chỉ số MSCI Asia Pacific tiếp tục đạt mức kỷ lục mới trong tháng này, ngay cả khi các cổ đông lớn bán ra 3,5 tỷ USD giá trị cổ phiếu. Theo số liệu do Bloomberg tổng hợp, con số này cao hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong tháng 1 kể từ năm 2015.

Cổ đông lớn đua nhau chốt lời hàng tỷ USD, hàng loạt cổ phiếu tại châu Á vẫn tăng kỷ lục - Ảnh 1.

Các cổ đông lớn tại châu Á đã thu về những khoản lợi nhuận lớn trong năm nay.

Dữ liệu cho thấy, cổ phiếu của 10 trong số 13 công ty hiện đang giao dịch hơn giá chào sàn, dù chứng kiến cổ đông lớn bán mạnh trong tháng qua. Trong đó có công ty y tế Wuxi Biologics Cayman Inc. của Trung Quốc, cổ phiếu công ty này đã giảm trong thời gian ngắn sau khi công ty mẹ bán 1,27 tỷ USD cổ phiếu với giá chiết khấu, nhưng sau đó lại tăng lên mức cao kỷ lục. Hiện tại, cổ phiếu của Wuxi Biologicss tăng 26% so với giá chào sàn.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất thuốc Trung Quốc nhỏ hơn cũng có diễn biến khả quan Innovent Biologics Inc. and InnoCare Pharma Ltd. – niêm yết tại Hồng Kông, đang giao dịch cao hơn 9,6% và 4,3% so với mức giá ở thời điểm các cổ đông lớn bán ra.

Steven Leung – giám đốc điều hành của Uob Kay Hian (Hong Kong) Ltd., nhận định: "Tâm lý thị trường hiện rất mạnh mẽ. Việc các cổ đông bán ra từng là một chỉ báo tốt, nhưng kể từ năm ngoái, tầm ảnh hưởng của động thái này đã giảm dần."

Francesco Lavatelli – trưởng bộ phận thị trường vốn châu Á – Thái Bình Dương tại JPMorgan, cho hay: "Trong bối cảnh chính sách tiền tệ đang được nới lỏng, kỳ vọng về gói kích tài chính mới tại Mỹ và dữ liệu tăng trưởng tích cực của Trung Quốc, thị trường vốn cổ phần hiện vẫn rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với các cổ đông lớn đã bán bớt cổ phần và nhà đầu tư Trung Quốc."

Ông nói thêm: "Việc được thực hiện thông qua việc các cổ đông lớn bán ra, khi hoạt động tài cấp vốn đang được thực hiện, đặc biệt là bởi các nhà đầu tư từ giai đoạn đầu."

Cổ đông lớn đua nhau chốt lời hàng tỷ USD, hàng loạt cổ phiếu tại châu Á vẫn tăng kỷ lục - Ảnh 2.

MSCI Asia Pacific đang chạm mức cao nhất kể từ năm 2009.

Cổ phiếu của công ty sản xuất pin nhiên liệu Hàn Quốc - Doosan Fuel Cell, đóng cửa phiên 22/1 ở mức 62.500 won. Con số này cao hơn 21% so với mức giá 51.500 won khi 10 thành viên trong gia tộc sở hữu công ty bán 5,33 triệu cổ phiếu vào ngày 5/1. Trong năm 2020, cổ phiếu của Doosan tăng 522%.

Theo Bloomberg, hoạt động bán cổ phiếu của các cổ đông lớn tại châu Á đã bùng nổ, khi thị trường hồi phục sau đợt bán tháo do tác động của đại dịch, với gần 64 tỷ USD cổ phiếu được bán ra – mức cao nhất trong 8 năm. Tuy nhiên, MSCI Asia Pacific vẫn tăng 17% và ghi nhận diễn biến khởi sắc nhất kể từ năm 2017.

Chỉ số tham chiếu này hiện đang giao dịch ở mức cao gấp khoảng 18 lần lợi nhuận 12 tháng – mức "đắt đỏ" nhất kể từ năm 2009. Một số nhà đầu tư nhận thấy mức định giá cao như vậy, cùng với lợi suất trái phiếu và giá hàng hóa tăng, là mối đe dọa đối với đà hồi phục của thị trường châu Á. 

Trong tháng vừa qua, gần 80% lượng cổ phiếu được bán ra tại châu Á đều diễn ra ở Hồng Kông, khi trung tâm tài chính hưởng lợi từ dòng tiền khổng lồ của nhà đầu tư đại lục. 41% giá trị cổ phiếu các cổ đông lớn bán ra đều là các công ty công nghệ sinh học. Các công ty dịch vụ tiêu dùng – nhóm trụ vững trong thời gian đại dịch hoành hành, cũng chứng kiến nhà đầu tư chốt lời mạnh.

Alex Abagian – đồng giám đốc bộ phận vốn cổ phần châu Á – Thái Bình Dương tại Morgan Stanley, nhận định về mức giảm gần như không có đối với các cổ phiếu trên: "Các cổ đông bán cổ phần đã muốn thu lời trong một môi trường tạo điều kiện cho những giao dịch tiếp theo được định giá cao, nhờ nhu cầu mạnh mẽ và thị trường vẫn hoạt động tích cực sau động thái đó."

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên