MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô gái 20 tuổi mắc bệnh nguy hiểm chỉ vì thường xuyên làm điều này và đó cũng là thói quen của rất nhiều người

17-11-2018 - 16:34 PM | Sống

Thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ gây ra những tác hại lớn đối với sức khỏe, và trường hợp cô gái 20 tuổi ở Trung Quốc mắc bệnh nặng dưới đây là một điển hình.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong một ngày, tuy nhiên có rất nhiều người coi thường bữa sáng, chỉ ăn qua loa thậm chí là không ăn sáng . Thường xuyên không ăn sáng sẽ gây ra những tác hại lớn đối với sức khỏe, và trường hợp cô gái 20 tuổi ở Trung Quốc mắc bệnh nặng là một điển hình.

Tiểu Lệ năm nay 20 tuổi, đến từ Chiết Giang. Một vài ngày trước, Tiểu Lệ được mẹ đưa đến Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Ninh tỉnh Chiết Giang. Người mẹ vô cùng lo lắng, bởi vì cô con gái Tiểu Lệ đã 3,4 tháng liền xuất hiện tình trạng: Ăn không thấy no.

Mẹ Tiểu Lệ nói: "Mỗi ngày con bé đều muốn ăn, ăn thế nào cũng không đủ no. Tiểu Lệ không những tham ăn còn tham uống, mỗi ngày đều uống rất nhiều nước, uống xong cũng không hết khát, khủng khiếp nhất là, khi mỗi lần uống nước xong đều phải đi vệ sinh với tần suất rất cao.

"Khát nước, đói, đi tiểu thường xuyên", bác sĩ Chu Băng ở Khoa nội trường đại học Y học Trung Quốc, nhận định những triệu chứng này là phản ứng đầu tiên của bệnh tiểu đường !

Bác sĩ Chu băng còn nói "Tôi hy vọng chuẩn đoán của tôi là sai ...". Sau đó, bác sĩ Chu Băng lập tức đưa Tiểu Lệ đi làm xét nghiệm đường huyết và kết quả đường huyết của Tiểu Lệ là 10mmol/L. Trong khi đó xét nghiệm đường huyết khi đói từ 7mmol/L đã xác định là mắc bệnh tiểu đường và Tiểu Lệ đã vượt quá 3mmol/L và điều này có nghĩa là cô đã mắc bệnh tiểu đường.

Cô gái 20 tuổi mắc bệnh nguy hiểm chỉ vì thường xuyên làm điều này và đó cũng là thói quen của rất nhiều người - Ảnh 1.

"Khát nước, đói, đi tiểu thường xuyên", bác sĩ Chu Băng ở Khoa nội y học Trung Quốc, nhận định những triệu chứng này là phản ứng đầu tiên của bệnh tiểu đường!

Bệnh tiểu đường trong tiềm thức của nhiều người, đây là bệnh của người già. Tại sao Tiểu Lệ còn trẻ như vậy đã mắc loại bệnh này, bác sĩ Chu cũng rất tiếc nuối, ông nói: "Theo trình độ y học hiện nay, bệnh tiểu đường không có phương pháp điều trị tận gốc. Trải qua thời gian dài điều trị, nhiều nhất cũng chỉ giúp người bệnh có thể tách rời thuốc khoảng một thời gian. Ngay cả khi không uống thuốc, nếu bản thân không chú ý đến ăn uống điều độ, thì sau này vẫn phải dựa vào thuốc để sống. Nói cách khác, bệnh tiểu đường sẽ đi theo Tiểu Lệ đến suốt đời".

Hơn nữa, những người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát lượng đường trong máu trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng như: Đục thủy tinh thể , bệnh tim, đột quỵ, cắt tứ chi và suy thận.

Cô gái 20 tuổi mắc bệnh nguy hiểm chỉ vì thường xuyên làm điều này và đó cũng là thói quen của rất nhiều người - Ảnh 2.

Những người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát lượng đường trong máu trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng.

Thói quen không ăn sáng chính là thủ phạm gây nên bệnh của Tiểu Lệ

Tiểu Lệ năm nay 20 tuổi, cô vẫn còn rất trẻ nhưng đã mắc bệnh tiểu đường. Theo kinh nghiệm của bác sĩ Chu, trường hợp này rất hiếm, vậy nguyên nhân dẫn đến Tiểu Lệ bị tiểu đường là gì?

Rất nhiều người đầu tiên sẽ nghĩ rằng đó là do di truyền. Thực tế, bác sĩ Chu nói, người thân của Tiểu Lệ cũng có người bị bệnh tiểu đường, vì vậy di truyền cũng là một yếu tố nhất định.

Bác sĩ Chu: "Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu không phải do di truyền". Bác sĩ Chu khi hỏi chi tiết về thói quen sinh hoạt của Tiểu Lệ thì phát hiện, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Tiểu Lệ bị tiểu đường chính là thói quen xấu: Không ăn sáng.

Cô gái 20 tuổi mắc bệnh nguy hiểm chỉ vì thường xuyên làm điều này và đó cũng là thói quen của rất nhiều người - Ảnh 3.

Không ăn sáng có thể khiến lượng calo của chúng ta bị gián đoạn, có thể gây phản ứng hạ đường huyết.

Tiểu Lệ cũng thừa nhận, 4,5 năm qua, cô hầu như không ăn sáng, phần lớn thời gian là cô ngủ nướng, dậy muộn và đơn giản là không ăn sáng. Nhưng tại sao không ăn sáng lại có thể dẫn đến bệnh tiểu đường?

Bác sĩ Chu giải thích: Không ăn sáng có thể khiến lượng calo của chúng ta bị gián đoạn, có thể gây phản ứng hạ đường huyết. Bởi vì bữa trưa và bữa tối cần phải bù đắp lượng calo còn thiếu, vì vậy rất dễ ăn quá nhiều, làm tăng lượng đường trong máu, khiến đường huyết không ổn định, tiếp theo còn ảnh hưởng tới việc điều tiết insulin trong cả ngày. Thường xuyên không ăn sáng còn dẫn đến rối loạn chuyển hóa một cách nghiêm trọng, cuối cùng có thể phát triển thành bệnh tiểu đường.

Vì vậy, bác sĩ Chu muốn nhắc nhở với mọi người, đặc biệt là những người có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường càng phải chú ý: Phải có lối sống và chế độ ăn uống càng có quy luật càng tốt, bữa sáng nhất định phải ăn, 3 bữa phải ăn đúng giờ. Cố gắng ăn nhiều ngũ cốc thô, các thực phẩm có đường hoặc các loại đồ uống giải khát tốt nhất không nên uống, hoa quả ăn với lượng thích hợp.

Cô gái 20 tuổi mắc bệnh nguy hiểm chỉ vì thường xuyên làm điều này và đó cũng là thói quen của rất nhiều người - Ảnh 4.

Buổi sáng không ăn nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng, rất dễ bị béo.

Một số tác hại khác của việc bỏ bữa sáng

Gây béo phì: Buổi sáng không ăn nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng. Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều, cuối cùng sẽ mắc bệnh béo phì.

Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa: Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.

Nhanh lão hóa: Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt.

Cô gái 20 tuổi mắc bệnh nguy hiểm chỉ vì thường xuyên làm điều này và đó cũng là thói quen của rất nhiều người - Ảnh 5.

Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn.

Bị táo bón: Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày - đại tràng. Nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.

Mắc bệnh sỏi mật: Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.

(Nguồn: Sohu)

Những chiến thuật giúp tăng cường trí nhớ để học tập hiệu quả hơn chỉ trong một tháng dành cho những ai "não cá vàng"

Theo Hà Vũ

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên