MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô gái 23 tuổi thường xuyên bị đau chân, ngỡ do thừa cân, ai ngờ đi khám phát hiện ung thư xương giai đoạn cuối, khối u lan khắp cơ thể

24-11-2022 - 10:13 AM | Sống

Người bị ung thư trong xương có thể gặp các triệu chứng như đau, sưng tấy và đau đột ngột do bị gãy ở phần xương xuất hiện khối u.

Ở tuổi 16, Reanna Tillman bắt đầu bị đau chân nghiêm trọng đến mức cô ấy nói rằng cô ấy muốn chặt chân tay của mình. Tillman quyết định đi khám và được bác sĩ cho lời khuyên là nên giảm bớt cân nặng để trút bớt gánh nặng cho xương chân. Tuy nhiên, tình trạng đau của bệnh nhân ngày càng tăng, khiến nữ sinh phải xin học tại nhà.

Sau khi trở lại bệnh viện để chụp MRI, các bác sĩ nhận ra Tillman có một khối u khá lớn ở chân. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh sarcoma xương (hay còn gọi là u xương ác tính) - một trong những loại ung thư xương thường gặp nhất ở người từ 10-25 tuổi.

Tillman nhanh chóng được phẫu thuật ở chân và hóa trị nhưng tình tình không mấy khả quan. Sau đó bác sĩ lại liên tục phát hiện bệnh nhân còn nhiều khối u ở vai, quanh cột sống. Tillman đã bị liệt từ ngực trở xuống.

Đến nay, khi đã 23 tuổi, các bác sĩ cho hay cô gái trẻ đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư. Bệnh tình của cô đã không khá hơn dù đã trải qua nhiều đau đớn bởi những đợt điều trị, phẫu thuật cắt ghép, thay thế các phần xương bệnh.

Cô gái 23 tuổi thường xuyên bị đau chân, ngỡ do thừa cân, ai ngờ đi khám phát hiện ung thư xương giai đoạn cuối, khối u lan khắp cơ thể - Ảnh 1.

Cô gái được phẫu thuật cắt ghép, thay thế các phần xương bệnh nhưng vẫn không thể tiến triển

"Bệnh nhân đã không còn nhiều thời gian, những lúc thế này cô ấy nên dành phần thời gian còn lại để ở bên cạnh gia đình", một bác sĩ nói với Insider.

Đáng nói, khoảng một tháng sau khi biết mình có thể bị liệt bất cứ ngày nào, Tillman phát hiện ra mình mang thai. Tháng 1/2021, Tillman sinh một bé gái với tên gọi Reanna. Nữ bệnh nhân luôn gọi đây là phép màu y học và hi vọng ký ức về mẹ của Reanna sẽ tồn tại rất lâu sau khi cô qua đời.

Tổng quan về ung thư xương

Ung thư xương nguyên phát xuất phát từ các thành phần của xương: tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh có độ ác tính cao, di căn sớm. Ung thư xương có thể nguyên phát hoặc do di căn từ nơi khác đến (chủ yếu từ vú, phổi..).

Bệnh thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên đặc biệt từ 10-14 tuổi chiếm 80%. Đỉnh thứ 2 của bệnh gặp độ tuổi 50-60. Ở giai đoạn này có sự thay đổi mạnh mẽ của hệ cơ xương khớp.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư xương chủ yếu là do di truyền liên quan đến sự biến dị gen trong quá trình phân bào. Đối tượng chính của bệnh lý này là những trẻ nhỏ trong độ tuổi phát triển xương. Ngoài ra, một số lý do khác gây ra bệnh lý này có thể kể đến gồm:

Bức xạ ion hóa: Có sự biến đổi các tế bào khi người bệnh tiếp xúc nhiều với những tia ion hóa trong quá trình thực hiện xạ trị, dẫn đến bệnh ung thư xương. Chấn thương: Nếu xảy ra va chạm mạnh hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài trong khoảng thời gian nhất định có thể gây ra ung thư xương.

Triệu chứng ung thư xương

Các triệu chứng của ung thư xương có thể khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí và loại khối u, thường xuất hiện trong vài tháng trước khi chẩn đoán.

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của căn bệnh này:

Cô gái 23 tuổi thường xuyên bị đau chân, ngỡ do thừa cân, ai ngờ đi khám phát hiện ung thư xương giai đoạn cuối, khối u lan khắp cơ thể - Ảnh 2.

Sự phát triển của khối u ở vùng xương bị suy yếu dẫn đến các cơn đau và dễ nhầm lẫn với đau chấn thương thể thao, vận động. Ảnh: Healthclips

Đau đớn

Đau được coi là triệu chứng phổ biến của bệnh u xương, một loại ung thư xương nguyên phát phổ biến nhất. Lúc đầu, cơn đau có thể không liên tục và thường hiểu lầm là chấn thương do các hoạt động thể chất hoặc tập thể dục mạnh. Cơn đau có thể tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc khi di chuyển, hoạt động.

U xương đa số xuất hiện ở vùng xung quanh đầu gối, thường là gần cuối xương đùi (xương đùi), xương chày (dưới đầu gối), xương cánh tay, ít xảy ra ở hông (chiếm tỷ lệ dưới 10% trường hợp u xương ở trẻ em). Với ung thư xương nguyên phát, cơn đau thường xảy ra ở các xương dài của cơ thể như ở cánh tay và chân. Với ung thư xương di căn, cột sống là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất và gây ra triệu chứng đau lưng. Cả ung thư xương nguyên phát và di căn đều có nguy cơ xảy ra ở nhóm người trẻ. Người bệnh có thể đi khập khiễng nếu bị khối u ở chân hoặc hông.

Sưng tấy

Người bệnh cũng có thể bị đau và sưng tấy xung quanh. Sưng đôi khi xuất hiện sau vài tuần khi bắt đầu cảm thấy đau xương. Đau, sưng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư xương. Ở trẻ em và thanh thiếu niên, đau, sưng thường xuất hiện ở ống chân, đùi và cánh tay. Một số người bệnh có thể cảm thận khối u bằng cách dùng tay chạm vào khu vực bị đau.

Gãy xương

Những vết gãy xương này thường xảy ra ở xương đã bị suy yếu. Khi ung thư phát triển trong xương, xương bị yếu đi và xuất hiện các cơn đau dữ dội, đột ngột trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Một số trường hợp ung thư xương được phát hiện khi xương bị suy yếu và gãy ngã hoặc tai nạn.

Ngoài các triệu chứng phổ biến trên, người bị ung thư xương còn có các triệu chứng ít gặp như mệt mỏi, buồn ngủ, sốt, sụt cân đột ngột, da nhợt nhạt hoặc nhịp tim nhanh. Một số triệu chứng hiếm gặp có thể bao gồm u xương đầu và cổ (chiếm tỷ lệ ít hơn 10% các triệu chứng ung thư xương), khó nuốt, khó thở do ung thư phát triển trong xương cổ, tê, ngứa ran và yếu cơ do ung thư trong xương phát triển trong cột sống...

Người bị ung thư xương hoặc sau điều trị có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu sau phẫu thuật, các vấn đề do hóa trị: rụng tóc, lở miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dễ bầm tím và cảm thấy mệt mỏi... Ung thư xương thường di căn vào phổi. Tử vong ở người bệnh ung thư xương thường là kết quả của suy hô hấp, tình trạng liên quan đến chảy máu ở phổi, xẹp một hoặc cả hai phổi gây chèn ép các mạch máu gần phổi.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ bị ung thư xương, người bệnh nên đi khám để có phương pháp điều trị hoặc làm chậm tiến triển của bệnh phù hợp.

Theo Nguyễn Phượng

Thể thao văn hóa

Từ Khóa:
Trở lên trên