Cô gái 28 tuổi bị ung thư phổi giai đoạn 4, nguyên nhân chính là thứ mà toàn nhân loại đang phải đối diện, tiếp xúc hàng ngày
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Ganga Ram, không khí độc hại và mức độ ô nhiễm không khí cao trong thành phố có thể chính là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 của cô gái.
Ấn Độ không phải là quốc gia nằm ngoài tình trạng ô nhiễm không khí. Ít ai biết rằng, thủ đô New Delhi của Ấn Độ là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch. Theo thống kê của Viện Nguồn lực năng lượng New Delhi và Viện Tác động y tế (Mỹ), mỗi năm có đến 3.000 người tử vong vì ô nhiễm không khí ở thành phố này.
Mức độ ô nhiễm không khí ở thành phố Delhi (New Delhi nằm trong Delhi) đã đạt đến một mức độ nghẹt thở với nồng độ bụi mịn (PM 2,5) trung bình hàng năm ở mức 113,5microgam/mét khối trong năm 2018. Không thể phủ nhận rằng việc tiếp xúc với khói bụi có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta theo rất nhiều cách. Nó không chỉ gây ra bệnh hen suyễn, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) và dị ứng mà còn có thể làm cho các bệnh hô hấp khác trở nên nặng thêm.
Một phụ nữ 28 tuổi (giấu tên) sống tại thành phố này đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4. Đáng buồn hơn, cô ấy lại là người không hút thuốc.
Không những thế, ô nhiễm không khí cũng có thể là tác nhân gây ung thư phổi . Cụ thể, một phụ nữ 28 tuổi (giấu tên) sống tại thành phố này đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4. Khi tìm hiểu nguyên nhân thì cô ấy lại là người không hút thuốc lá nhưng vẫn bị ung thư phổi.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Ganga Ram, không khí độc hại và mức độ ô nhiễm không khí cao trong thành phố có thể chính là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư giai đoạn 4 của cô gái bởi cô đang sống tại thị trấn Ghazipur. Chỉ số chất lượng không khí của khu vực này cho đến ngày nay rất kém, điều đó có nghĩa là nếu bạn bị các vấn đề về hô hấp, bạn sẽ được các bác sĩ khuyên nên giảm thời lượng tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Mặc dù ngạc nhiên với trường hợp này, nhưng các bác sĩ cũng nhận thấy rằng đó không phải là trường hợp đầu tiên được báo cáo mắc bệnh ung thư phổi ở những người trong độ tuổi 20.
Bác sĩ Arvind Kumar, bác sĩ phẫu thuật ngực tại Bệnh viện Ganga Ram và là chủ tịch của Tổ chức Chăm sóc Phổi ở Delhi (Ảnh: ANI)
Bác sĩ Arvind Kumar, bác sĩ phẫu thuật ngực tại Bệnh viện Ganga Ram và là chủ tịch của Tổ chức Chăm sóc Phổi ở Delhi, nói với ANI rằng: Tôi nghi ngờ lý do đằng sau dẫn đến bệnh ung thư của bệnh nhân là do không khí ô nhiễm và độc hại ở Delhi. Bệnh nhân là người không hút thuốc, trong gia đình cô ấy không có ai hút thuốc. Không khí ô nhiễm cũng chứa các yếu tố được tìm thấy trong thuốc lá. Và đây không phải là trường hợp duy nhất. Tôi đã báo cáo những trường hợp tương tự như vậy trước đây. Trung bình, tôi đã gặp 2-3 trường hợp ung thư phổi mỗi tháng ở những người trong độ tuổi 30 mà không hút thuốc. Nhưng đây là trường hợp đầu tiên mắc bệnh ở độ tuổi 20.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là loại ung thư bắt đầu trong phổi. Các loại ung thư phổi khác bao gồm ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư trung biểu mô. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm khoảng 80-85% các trường hợp ung thư phổi.
NSCLC được chia thành nhiều loại phụ khác nhau:
- Ung thư biểu mô tuyến.
- Ung thư tế bào vảy.
- Ung thư biểu mô tế bào lớn.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ không phân biệt.
Nguyên nhân gây ung thư phổi?
Mặc dù hút thuốc chắc chắn vẫn là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh ung thư có nguy cơ tử vong cao này (gây ra hơn 90% các trường hợp ung thư phổi), nhưng điều quan trọng mà mọi người cũng cần hiểu là: Bất kỳ ai cũng có thể bị ung thư phổi nếu hít phải các chất độc hại.
Ngay cả khi bạn là người không hút thuốc hay hút thuốc thụ động, thì tiếp xúc với khí phóng xạ (radon), hóa chất nguy hiểm và hạt ô nhiễm trong không khí cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Làm thế nào để có thể tự bảo vệ mình khỏi không khí độc hại?
Sống và thở ở một thành phố ô nhiễm, điều quan trọng bạn cần ghi nhớ và thực hiện để bảo vệ bản thân là:
1. Kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí trước khi ra ngoài.
2. Tránh đi đến các khu vực có lưu lượng ô nhiễm cao.
3. Tránh làm việc ngoài trời trong thời gian ô nhiễm không khí cao.
4. Đừng đốt rác thải bừa bãi.
Theo TOI
Trí thức trẻ