Cô gái 28 tuổi sống ở quê, đi làm 4 tiếng mỗi ngày: "Tôi tiết kiệm được tiền và cảm thấy hạnh phúc"
Có rất nhiều bạn trẻ làm việc ở các thành phố lớn để kiếm tiền nhưng không nhiều người chọn mua nhà để định cư.
Nhân vật được đề cập trong bài viết này chính là ví dụ điển hình cho nhận định đó. Cô gái tên Jin, 28 tuổi và chồng hiện đang làm việc chăm chỉ ở Thượng Hải (Trung Quốc), nhưng ngay cả khi chi tiêu dè sẻn đến mức tằn tiện, họ cũng không đủ khả năng để trả trước cho một căn hộ nhỏ ở Thượng Hải. Tuy nhiên, cả hai đều không muốn sống trong cảnh thuê nhà nữa. Họ thực sự muốn có một ngôi nhà của riêng mình.
Nghĩ tới điều đó, cả 2 quyết định chuyển hướng về quê hương của Jin - nơi cách Thượng Hải hơn 100km. Tại đó, giá nhà rẻ hơn gấp nhiều lần, cũng không quá xa Thượng Hải. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải làm quen với suy nghĩ: Không thể định cư ở Thượng Hải thì hãy trở thành "người bản địa của hai thành phố".
Vì vậy, họ quyết định làm việc ở Thượng Hải và định cư ở thị trấn này. Cặp đôi phải đi làm 4 tiếng mỗi ngày. Mặc dù công việc vất vả nhưng cô gái cho biết họ tiết kiệm được tiền và rất hạnh phúc.
Căn nhà hai vợ chồng mua có diện tích xây dựng là 98m2, là căn hộ hướng Nam, có hệ thống thông gió và ánh sáng tuyệt vời. Để tiết kiệm chi phí, họ không thuê nhà thiết kế hay công ty trang trí chuyên nghiệp. Do chính họ tự thiết kế và giám sát nên buộc phải hy sinh rất nhiều thời gian nghỉ ngơi cũng như bỏ ra 260.000 NDT (gần 1 tỷ đồng) để xây dựng được một ngôi nhà ấm áp, đủ tiện nghi.
Hãy cùng xem qua căn nhà của họ nhé!
1. Lối vào
Kiểu nhà ban đầu không có lối vào độc lập. Do vậy, để tạo cảm giác tiện lợi khi trở về nhà, cặp đôi đã “sáng tạo” một lối vào nhỏ đầy đủ chức năng nhưng tương đối tách biệt.
Ngay khi bước vào cửa là khu vực sảnh chìm. Sàn gần cửa ra vào được ốp sàn gỗ hình xương cá, giúp dễ dàng lau chùi hơn và tạo ra cảm giác như họ mong muốn.
Phía bên trái là khu vực chứa đồ mở. Không có tủ đựng đồ truyền thống đặt làm riêng. Kệ và bảng đục lỗ có thể đặt và lắp đặt theo nhu cầu riêng, ví dụ như: Giày dép, vali cùng nhiều món đồ lặt vặt cần thiết cho việc ra vào. Đồng thời, tất cả áo khoác đều có thể được treo ở đây.
2. Phòng tắm chung
Đối diện với khu chứa đồ, lối đi từng là lối vào bếp dài và hẹp, không có đèn chiếu sáng. Sau khi cải tạo, nơi này trở thành phòng tắm chung. Cánh cửa vô hình màu trắng được giấu rất kỹ trong bức tường trắng, đối diện với khu vực chứa đồ.
Phòng tắm này chỉ giữ lại bồn cầu và bồn rửa nhỏ, có thể đáp ứng nhu cầu đi vệ sinh hàng ngày. Ngoài ra, ở nhà còn có một phòng tắm rộng rãi và tiện nghi hơn.
3. Khu vực ăn và bếp
Bếp thông với ban công nhỏ bên ngoài, thiết kế bố cục hình chữ L kết hợp cùng chiếc tủ thẳng dài vừa đủ sử dụng nên không cần tùy chỉnh thêm tủ âm tường, tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn.
Nhà bếp sử dụng bếp nấu tích hợp, về cơ bản không có khói dầu nên thiết kế mở là hoàn toàn ổn. Để có không gian bếp đậm phong cách Nhật Bản hơn, phần tường chỉ lát gạch ốp một nửa. Hơn nữa, mặt bàn được làm bằng gỗ nguyên khối với màu gỗ tự nhiên - sự kết hợp giữa màu trắng và màu gỗ giúp tạo nên một phong cách Nhật Bản hoàn hảo.
4. Phòng khách
Ghế sofa không có vị trí cố định, đôi khi nó được đặt dựa vào tường của hành lang, đôi khi nó được đặt trực tiếp trong phòng khách mà không tựa vào đâu, hướng ra ban công.
Cô gái luôn tin rằng việc trang trí có thể được đơn giản hóa, nhưng dẫu sao vẫn phải được thực hiện để tạo cảm giác có không khí. Vì vậy, cô đã suy nghĩ rất nhiều mới tìm ra giải pháp thiết kế cho ngôi nhà này.
5. Phòng ngủ chính
Phòng ngủ chính ban đầu rất rộng rãi. Ngoài phòng tắm chính, trong phòng ngủ còn có thể có phòng thay đồ. Tuy nhiên, đối với cặp vợ chồng trẻ, phòng ngủ chỉ cần có không gian vừa đủ nên họ quyết định mở rộng phòng tắm và bố trí một phòng thay đồ độc lập.
Phòng ngủ chính được sửa sang lại chỉ đủ rộng để kê một chiếc giường rộng 1,8m, cộng thêm hai chiếc bàn nhỏ cạnh giường ngủ, rất thoải mái. Một bức tường nền được tạo ra để thay thế tựa lưng giường.
Ban công bên ngoài phòng ngủ cũng đã được tích hợp vào bên trong với cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn cỡ lớn và rèm che cùng ghế ngồi thư giãn giúp bạn không cảm thấy nhàm chán ngay cả khi ngồi đây cả buổi chiều.
6. Phòng vệ sinh chính
7. Phòng làm việc
Đối diện phòng ăn, phòng ngủ nhỏ ban đầu được biến thành phòng làm việc của cặp vợ chồng. Cửa trượt kính với khung cực hẹp giúp tối đa hóa việc đưa ánh sáng vào phòng ăn, đồng thời tăng thêm vẻ đẹp cho không gian.
Trong phòng làm việc chỉ có 1 chiếc bàn và tủ sách, đều là đồ đạc có thể di chuyển được sau này sẽ rất thuận tiện khi tháo dỡ và biến thành phòng trẻ em.
Cô gái này cũng chia sẻ, ngày xưa khi thuê nhà, chi phí thuê hàng tháng đương nhiên rẻ hơn nhưng cuộc sống không có gì chất lượng, thậm chí còn không nấu nổi một bữa ăn ngon. Tuy nhiên, bây giờ cô đã có nhà riêng, bếp và phòng tắm riêng nên mỗi ngày đều được thoải mái, vui vẻ. Cuộc sống này chính là điều cô mong muốn.
Sau khi chuyển đến ngôi nhà mới, hai vợ chồng bắt đầu cuộc sống mới ở cả 2 thành phố. Họ dậy sớm mỗi ngày để đến Thượng Hải để làm việc rồi buổi chiều trở về căn nhà nơi họ sinh sống để tận hưởng cuộc sống chất lượng như họ mong muốn.
Phụ nữ số