Cô gái Sài Gòn áp dụng phương pháp "tích tiểu thành đại" từ tiền lẻ, 4 tháng sau kết quả khiến chủ nhân bất ngờ
"Không mong mọi người có thể tiết kiệm được nhiều tiền lẻ vì thu nhập và cách suy nghĩ khác nhau, nhưng mình chỉ mong phương pháp "tích tiểu thành đại" mà mình đang áp dụng sẽ truyền động lực cho mọi người, đừng coi thường những đồng tiền mình làm ra dù đó là nhiều hay ít", Trúc Nhi chia sẻ.
- 11-10-20216 thực phẩm là "kẻ giết gan" đang ẩn nấp trong bếp, gia đình Việt nào cũng có mà ít ai lường hết tác hại nguy hiểm
- 08-10-2021Uống một tách cà phê trước khi tập thể dục: 5 lợi ích không ngờ cho cơ thể, vừa tăng hiệu suất, vừa chống bệnh tật
- 07-10-2021Câu đố yêu thích của Warren Buffett dành cho nhà đầu tư: "Nếu bạn gọi đuôi của một con chó là chân, vậy con chó đó sẽ có mấy cái chân?"
Tư duy tài chính "tích tiểu thành đại" lâu nay chắc chắn không phải chủ đề lạ lẫm đối với hầu hết những ai đang quan tâm đến mục tiêu tài chính của mình. Tuy nhiên cũng không ít người lại có suy nghĩ cho rằng "ba đồng bạc lẻ có đáng là bao". Câu nói thường xuyên nghe tới nhất sẽ là "người mà keo đến từng đồng thế là vừa" để chỉ những người chắt chiu, đếm từng đồng.
Tuy nhiên, với cô nàng Lê Thị Trúc Nhi (năm nay 25 tuổi) hiện đang sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại khác. Công việc chính của Trúc Nhi là kế toán.
Tiếp xúc với những con số từ thời còn là sinh viên, cả quá trình dài khi làm việc, tìm hiểu và biết tới những phương pháp tài chính khác nhau nên đối với Trúc Nhi, việc tiết kiệm đúng cách được đánh giá rất quan trọng. Trúc Nhi cũng thấy cần đánh giá đúng sự quan trọng của đồng tiền vì nó là công sức lao động mà mình bỏ ra.
Lê Thị Trúc Nhi (năm nay 25 tuổi) hiện đang sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh.
Cách tiết kiệm tích tiểu thành đại từ những tờ tiền lẻ khác hoàn toàn với việc "đo lo nước mắm, đếm củ dưa hành"
"Đối với mình cách tiết kiệm tích tiểu thành đại từ những tờ tiền lẻ khác hoàn toàn với việc "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành". Thế nên dù nhiều người nói gì thì mình vẫn giữ vững lập trường. Vì thực tế ở tuổi mình và tài năng đang có, bản thân biết rõ mình đang ở đâu, không thể nào một đêm kiếm được vài trăm triệu. Người làm công ăn lương như mình thì tiêu chí tiết kiệm này mình nghĩ vẫn nên áp dụng", Trúc Nhi chia sẻ.
Theo cô nàng, nếu không tiết kiệm 1 ngàn thì chắc chắn sẽ không thể có 10 ngàn. Mức lương một tháng làm có thể tới hơn 10 triệu nhưng lại không thể trích ra một triệu để tiết kiệm thì dù có giàu đến mấy, lúc gặp khó khăn cũng sẽ khó mà xoay xở được.
"Tiết kiệm và trân quý những đồng bạc lẻ, không có nghĩa là mình ki bo hay keo kiệt bủn xỉn, đến một ngàn cũng tính tới tính lui. Đối với mình cái nào ra cái đó, cái đáng chi và cần thiết vẫn chi. Nhưng nếu thấy một ngàn của mình rơi xuống đất mà nghĩ chả có bao nhiêu, không thèm bận tâm, không cúi xuống mà nhặt lên thì mất giá trị.
Giá trị ở đây không nằm ở đồng tiền, mà nó nằm ở cách bạn xem giá trị công sức mình làm ra nó như thế nào. Kiếm tiền khó, coi trọng và tiêu xài tiền sao cho hợp lý càng khó hơn", Trúc Nhi chia sẻ thêm.
Hành trình tiết kiệm tiền lẻ thấp nhất chỉ 500 đồng sau 4 tháng có 600k
Giữ suy nghĩ này, cô gái trẻ đã thực hiện hành trình tiết kiệm tiền lẻ của mình, trong thời gian là 4 tháng. Những tờ tiền mệnh giá thấp nhất từ 500 đồng đến lớn nhất là 10.000 đồng được Trúc Nhi dành dụm. Số tiền này có thể đến từ tiền đi chợ còn thừa, tiền mua sắm đồ dùng cho bản thân.
Trúc Nhi không đặt ra hạn mức tiết kiệm cho mỗi ngày mà cứ thấy tiền lẻ trong ngày là sẽ bỏ vào hộp đựng. Số tiền lẻ được Trúc Nhi xếp theo mệnh giá, mỗi mệnh giá đủ giá trị 10.000 đồng thì sẽ gấp lại với nhau cho dễ tính.
Kết quả sau 4 tháng, Trúc Nhi kiểm lại số tiền lẻ đó và bất ngờ khi mình đã tiết kiệm được hơn 600.000 đồng. "Mình dùng số tiền này để mua 3 cuốn sách phát triển bản thân, một đôi giày thể thao giá 400.000 đồng và một ly trà sữa thưởng bản thân. Còn lại một ít tờ tiền lẻ mới mình vẫn giữ lại, có dịp lì xì cho mấy đứa nhóc trong nhà khi Tết đến".
Với số tiền hơn 600k, Trúc Nhi mua được 3 quyển sách phát triển bản thân, một đôi giầy thể thao giá 400.000 đồng và một ly trà sữa thưởng bản thân.
Vậy là "hành trình tiền lẻ" của cô bạn đã kết thúc đợt 1. Khi được hỏi có tiếp tục trong tương lai nữa hay không, Trúc Nhi cho biết vẫn sẽ áp dụng phương pháp tiết kiệm này vì thấy khá hiệu quả. Trong tương lai có thể sẽ cố gắng tiết kiệm tiền với mệnh giá lớn hơn nữa.
"Trong thời điểm dịch bệnh, kinh tế khó khăn thì mình tin là những đồng tiền lẻ sẽ là cứu tinh. Không mong mọi người có thể tiết kiệm được nhiều tiền lẻ vì thu nhập và cách suy nghĩ khác nhau, nhưng mình chỉ mong phương pháp "tích tiểu thành đại" mà mình đang áp dụng sẽ truyền động lực cho mọi người, đừng coi thường những đồng tiền mình làm ra dù đó là nhiều hay ít", Trúc Nhi chia sẻ.
Phương pháp tiết kiệm tiền lẻ không mới, dễ làm, rất nhiều người từng áp dụng thành công
Không chỉ Trúc Nhi, cũng có rất nhiều bạn trẻ, các gia đình đã áp dụng cách tiết kiệm tiền lẻ này. Chị Hương cho biết: "Mình thì hay cho con cất giùm. Được 50k hay 100k là lại đổi cho con tờ chẵn rồi nhét lợn, lâu lâu lại ngồi đếm. Cứ mỗi ngày mẹ đi làm về là lại kêu mẹ có tiền lẻ cho con không, hoặc là ngồi đếm mà được vài chục thì lại xin cho đủ 50k hay chưa đủ 100k thì lại xin thêm cho đủ. Tuy nhiên để cho con tiền lẻ mình cũng khó kiểm soát được nên thành ra cũng như con dao hai lưỡi vậy".
Chia sẻ của chị Hương. Ảnh chụp màn hình.
Hay như bạn Hồng Nhung cũng có thói quen bỏ tiền lẻ trong 1 túi, khi nào đầy lôi ra đếm cũng được 500k - 600k. Số tiền này, Nhung đem ra cửa hàng Vinmart , Bách hóa xanh hoặc tạp hóa đổi lấy tiền chẵn là có thể tiêu mà không sợ nặng ví.
Nguồn ảnh: FB Hồng Nhung.
Hay như chị Nhung Bách cũng tiết kiệm tiền lẻ theo cách này. Cứ 1 năm 2 lần sẽ kiểm kê tiền lẻ được bao nhiêu. Nguồn ảnh: FB Nhung Bach.
Tiền lẻ tiết kiệm được của chị Thùy Vi. Nguồn ảnh: FB Thùy Vi.
Ảnh: NVCC
Pháp luật & Bạn đọc