Cô gái từng phải sống trong nhà kho trở thành nhân viên cấp cao, kiếm cả tỷ đồng/năm, mua nhà, giúp mẹ trả nợ
Để có thêm thu nhập, Kim thậm chí còn nhận thêm việc dắt chó cưng đi dạo.
- 09-10-2021Nhân viên muốn nghỉ việc hoặc chán chường khi phải tới công ty, sếp nên làm gì? Trả đủ lương chỉ là bước đầu, có tới 5 thứ khác phải sửa nhanh còn kịp
- 07-10-2021Cựu CEO Pepsi: Nhân viên xin tăng lương là điều đáng xấu hổ
- 25-03-2019Sếp bạn thích nhất hai kiểu nhân viên này, đặc biệt kiểu người thứ hai dễ dàng trở thành quản lý cấp cao của công ty
Đầu năm 2021, Kim Liao đã trả xong nợ cho mẹ và tiết kiệm được 28.000 USD trong 9 tháng đại dịch.
Kim và chồng - Greggory Bollweg, đã cắt bỏ tất cả các chi phí không thiết yếu để tiết kiệm tiền. Ngoài ra, cô gái 27 tuổi còn mở tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng mới để nhận ưu đãi đồng thời bán những vật dụng không còn dùng nữa trong nhà. Cô nhận thêm việc dắt chó cưng đi dạo để bổ sung vào khoản tiền lương 100.000 USD/năm (hơn 2,2 tỷ đồng) của mình khi làm công việc phân tích tài chính cấp cao tại một công ty thiết bị y tế.
Mục tiêu của Kim luôn là kiếm được việc ổn định để giúp đỡ mẹ về tài chính. Sinh ra ở Thâm Quyến (Trung Quốc), cô chuyển đến Mỹ cùng mẹ sau khi bố mẹ ly hôn năm cô 12 tuổi. Khi mới đến, hai người sống tạm ở nhà kho của một người họ hàng tại Los Angeles, mặc quần áo do mọi người quyên tặng và không nói được tiếng Anh.
Sau 2 năm, họ thuê một căn phòng cho đến khi mẹ cô – cựu giáo sư đại học ở Trung Quốc nhưng bán kính râm tại một ki-ốt tại trung tâm thương mại khi sang Mỹ, có thể thuê căn hộ khác đầy đủ tiện nghi hơn.
Trong thời gian đó, Kim luôn là học sinh xuất sắc, đặc biệt là môn toán. Cô học Đại học California và được miễn toàn bộ học phí. Điều đó giúp cô tốt nghiệp mà không mắc bất cứ khoản nợ nào.
Chia sẻ với CNBC, Kim cho biết những năm tháng sống trong nhà kho đã thúc đẩy cô phấn đấu để có cuộc sống tốt hơn và hỗ trợ mẹ. "Tôi không muốn phụ thuộc vào ai và luôn muốn độc lập về tài chính. Với số tiền tự kiếm ra, tôi có thể làm bất cứ điều gì mình muốn", cô chia sẻ.
Trọng tâm hiện tại của Kim là tiết kiệm, đầu tư và giúp đỡ mẹ. Hiện tại, cô có khoảng 23.000 USD tiền tiết kiệm và 85.000 USD tiền đầu tư.
Hầu như mọi thứ trong nhà của Kim đều là đồ cũ mua trên mạng hoặc được làm thủ công. Hàng tháng, cô và chồng mỗi người trả góp 1.375 USD cho ngôi nhà 4 phòng ngủ mà họ đồng sở hữu. Một người bạn của họ đóng góp 850 USD còn lại.
Vợ chồng Kim mua ngôi nhà với giá 800.000 USD năm 2020 thông qua khoản tiết kiệm cá nhân 115.000 USD và món quà trị giá 30.000 USD từ cha của Kim. Ông vẫn sống ở Trung Quốc nhưng dự định sẽ về ở cùng vợ chồng Kim khi về hưu.
Kim và Bollweg có thu nhập tương đương nhau. Họ chia đều hầu hết các chi phí trong cuộc sống, số còn lại, mỗi người tự giữ riêng. "Tôi luôn muốn mọi thứ bình đẳng. Tiền là thành quả của mỗi người nên chúng tôi quyết định tiền của ai người đó tiêu", Kim nói.
Cuối mùa hè vừa qua, cặp đôi đã tổ chức đám cưới ấm cúng với 40 khách mời tại sân sau ngôi nhà của họ. Cô dâu tự tay trang trí phần lớn và mua váy cưới với giá 350 USD. Tổng cộng, chi phí đám cưới là 6.000 USD, chia đều cho cô dâu và chú rể.
Thời điểm hiện tại, Kim tập trung vào việc mua nhà cũng như giúp mẹ cô có một khoản đủ để nghỉ hưu. Mục tiêu của cô là tiết kiệm thêm 27.000 USD từ giờ đến cuối năm nay. Vì có ý định nghỉ hưu sớm nên cô đang tích lũy tích cực cho tài khoản hưu trí.
Về sự nghiệp, trước mắt Kim dự định sẽ tiếp tục làm công việc hiện tại vì cơ hội thăng tiến và mức lương khá ổn. Cô cũng lên kế hoạch để dạy những người trẻ khác về tài chính cá nhân. Đến nay, cô đã có một vài khách hàng là người quen của bạn bè.
Khi nghĩ về tương lai, Kim hình dung ra cảnh không gặp phải những căng thẳng thường ngày về tiền bạc. Thay vào đó là cảnh vợ chồng cô và mẹ có cuộc sống vô tư, không phải tuân theo quy tắc của bất kỳ ai.
Nguồn: CNBC
Doanh nghiệp và tiếp thị