Cô gái Việt làm dâu nhà giàu Thượng Hải: Tết chỉ cần xinh đẹp, tươi tắn, mẹ chồng lì xì to
Lê Thị Thương - nàng dâu Việt ở Thượng Hải đã có những bật mí hết sức thú vị về Tết Nguyên đán ở quê chồng.
- 01-02-2022Dành 5 năm để nghiên cứu, tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng đã tìm ra mẫu số chung của tất cả người giàu, người thường cũng có thể áp dụng để đổi vận trong năm mới
- 01-02-2022Táo Quân 2022: Nhiều từ "khóa" được nhắc đến nhưng vẫn bị chê chưa thâm thúy, Nam Tào-Bắc Đẩu mới nhận nhiều ý kiến khen chê, vắng 1 người khiến nhiều tiếc nuối
- 31-01-20223 thứ ĐẠI KỴ không được đặt trước cửa nhà: Thói quen xấu của nhiều gia đình Việt cần bỏ gấp, bảo sao càng ở càng nghèo
Lê Thị Thương (29 tuổi, quê Hải Dương) đã làm dâu Thượng Hải được 5 năm. Cả 5 năm qua, cô đều đón Tết ở thành phố xinh đẹp này. Chia sẻ về Tết Nguyên đán ở quê chồng, Thương nhận xét cách đón Tết của người Thượng Hải cũng giống người Việt Nam, được xem là một lễ hội long trọng nhất trong năm.
Tết Nguyên đán ở Thượng Hải
"Nếu người Việt Nam mình thường có tục lệ gói bánh chưng thì người Thượng Hải sẽ có tục lệ làm bánh bao nước. Người Việt Nam mình có tục lệ thả cá vàng vào ngày 23 tháng 12 âm lịch để tiễn Táo Quân lên thiên đình thì người Thượng Hải vào ngày 24 tháng 12 âm lịch cũng có tục lệ tiễn Táo Quân.
Vào ngày này, người Thượng Hải khá chú trọng đến các món ăn đưa lên cúng tế. Thường thì các món ăn được chọn sẽ có vị ngọt và dẻo ví dụ như bánh chưng ngọt - một loại bánh chưng truyền thống của người Thượng Hải. Ngoài ra sẽ có thêm kẹo mạch nha, bánh nếp và bánh làm từ quả hồng...", Thương kể.
Tổ ấm nhỏ của Lê Thị Thương, ông xã Hạ Dĩ Dương và con gái Chiên Chiên.
Nàng dâu xinh đẹp nói thêm, tiễn ông Công ông Táo xong là lúc người người nhà nhà bắt tay vào chuẩn bị đón Tết. Mọi hộ gia đình đều dọn sạch sẽ nhà cửa và mua đồ trang trí. Những gia đình còn giữ gìn được nét truyền thống thì rất chú trọng việc mua câu đối đỏ dán hai bên trước cửa ra vào. Nhiều gia đình còn dán thêm chữ "Phúc" và dán ngược xuống với hy vọng năm mới tới phúc lộc vào nhà và không bị trôi ra.
Người Thượng Hải cũng có bữa cơm tất niên, đối với họ đây là bữa ăn quan trọng nhất trong năm. Có rất nhiều điều cần chú ý trong bữa ăn này, ngay cả tên các món ăn cũng khá được coi trọng.
Tết ở Thượng Hải cũng có xôi gấc, bánh chưng.
Thông thường các món ăn trong đêm giao thừa sẽ là những món có tên gọi mang các ý nghĩa cầu phúc hay mang điềm lành ví dụ như món giá đỗ xào sẽ được gọi là món "Như ý", rau cải xanh sẽ được gọi là món "An lạc", món nem cuộn truyền thống Thượng Hải sẽ được gọi là "Như ý cuộn", món trứng cuộn sẽ được gọi là món "Vàng nguyên bảo",...
Ở đây mọi người cũng có tục lệ lì xì và cả việc dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, mong năm mới sẽ mang lại nhiều may mắn.
Mọi người cùng nhau ăn bữa cơm tất niên đầm ấm.
Nàng dâu Việt chỉ cần xinh đẹp, mẹ chồng lì xì to
Hơi khác với những gia đình khác ở Thượng Hải, vợ chồng Thương chọn một cái Tết nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống. "Do không ở cùng bố mẹ chồng nên Tết của mình cũng đơn giản hơn rất nhiều. Mình dọn dẹp và trang trí nhà cửa, tới ngày 30 Tết thì cùng họ hàng ăn bữa cơm giao thừa rồi mình lì xì mọi người và chúc Tết các thành viên trong gia đình.
Mùng 1 Tết thì hai vợ chồng và em bé đi du lịch. Đây cũng là lựa chọn khá phổ biến vào dịp Tết Nguyên đán của giới trẻ Thượng Hải", nàng dâu Việt chia sẻ.
Trong các tục lệ đón Tết của người Thượng Hải, Thương thích nhất là bữa cơm giao thừa. Vì bữa cơm này thường được tổ chức tại nhà hàng hay khách sạn, mọi người trong họ sẽ cùng nhau sum vầy ăn uống, chúc tụng nhau rất vui vẻ mà không phải lo tất bật chuẩn bị hay bận bịu gì cả, nhiệm vụ duy nhất là chỉ cần trang điểm thật xinh đẹp và tươi tắn.
Ngày Tết, Thương không phải bận bịu gì cả mà chỉ cần xinh đẹp, tươi tắn.
Thương tâm sự, cô thấy nhiều chị em ở Việt Nam sợ Tết vì những ngày này phải bận rộn dọn dẹp, chuẩn bị đồ thờ cúng, làm đồ ăn cho cả nhà... Cô cảm thấy may mắn vì bản thân không gặp phải các vấn đề này. Do người Thượng Hải không có thói quen tới nhà nhau chúc Tết nên phần ăn uống hầu như được giảm lược.
Ở Thượng Hải, mỗi gia đình hầu như chỉ sinh một con và gia đình chồng của Thương cũng vậy. Có lẽ nhà ít con nên bố mẹ chồng khá chiều và thương con dâu. 9x Hải Dương còn khiến nhiều người "ghen tị" khi tiết lộ, vào dịp Tết, mẹ chồng thường mua sắm rất nhiều đồ để tặng cô. Và đêm giao thừa, Thương luôn được mẹ chồng tặng một phong bao lì xì rất to.
Ăn Tết xa quê nhưng Thương không buồn vì luôn có ông xã và bố mẹ chồng bên cạnh.
Giống như bao người con xa xứ, phải ăn Tết xa quê, xa bố mẹ, nhiều lúc Thương rất nhớ hương vị Tết của Việt Nam. Dẫu vậy, cô không buồn vì lúc nào cũng có chồng và bố mẹ chồng ở bên cạnh. Vợ chồng Thương luôn có dự định muốn về Việt Nam ăn Tết. Vì tình hình dịch Covid-19 diễn ra khá phức tạp nên trước mắt, cô và ông xã muốn đợi đại dịch qua đi thì mới có thể sắp xếp cho Thương thăm nhà ngoại.
Nhịp sống Việt