MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có gì đáng chú ý ở những công ty siêu máy tính Trung Quốc mới bị Mỹ đưa vào danh sách đen?

25-06-2019 - 10:43 AM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc thống trị danh sách 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới với 219 hệ thống, tương đương 43,8%, tiếp theo là Mỹ với 116 hệ thống.

Sau “gã khổng lồ” viễn thông Huawei, các nhà phát triển siêu máy tính Trung Quốc phát hiện mình bị đưa vào danh sách đen của Washington, ngăn họ mua những công nghệ của Mỹ.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, họ đã thêm Sugon, Viện Công nghệ máy tính Vô Tích Giang Nam, Higon, Công ty Mạch tích hợp Chengdu Haiguang và Công ty công nghệ vi điện tử Chengdu Haiguang cùng nhiều cái tên khác có liên quan với 5 thực thể này – vào danh sách đen. Lý do được đưa ra là những lo ngại xung quanh các ứng dụng quân sự của những siêu máy tính mà họ đang phát triển.

Có gì đáng chú ý ở những công ty siêu máy tính Trung Quốc mới bị Mỹ đưa vào danh sách đen? - Ảnh 1.

(Ảnh: SCMP)

Động thái diễn ra khi chỉ còn chưa đầy một tuần nữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự định gặp nhau ở hội nghị thượng đỉnh G20. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua để sản xuất ra máy tính exascale đầu tiên, một chiếc máy thế hệ tiếp theo có khả năng tính toán siêu nhanh lên đến một triệu tỷ, hay một tỷ tỷ phép tính một giây.

Siêu máy tính đã trở thành một biểu tượng của sức mạnh công nghệ vì nó có thể được áp dụng cho các lĩnh vực nhạy cảm như phát triển vũ khí hạt nhân, mã hóa và phòng thủ tên lửa. Hiện tại, Mỹ có hai siêu máy tính nhanh nhất thế giới, theo sau là máy tính do Trung Quốc chế tạo ở vị trí thứ ba.

"Lệnh cấm của Mỹ sẽ ngăn cản Trung Quốc chuyển sang siêu máy tính thế hệ tiếp theo, nhưng sẽ không thể kiềm chế sự phát triển khi các dự án siêu máy tính quan trọng của nước này hiện sử dụng chip và công nghệ phát triển nội địa", ông An Hong, giáo sư khoa học máy tính, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết.

Sugon, tên chính thức là Dawning Information Industry Co, là một công ty hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực điện toán hiệu năng cao (HPC), máy chủ, lưu trữ, điện toán đám mây và dữ liệu lớn. Sugon là công ty đầu tiên đưa Trung Quốc vào top 3 toàn cầu về siêu máy tính. Được hỗ trợ bởi Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Sugon đã giữ vị trí cao trong bảng xếp hạng Top 100 của Trung Quốc cho HPC theo thị phần trong tám năm liên tiếp, từ năm 2009 đến 2016, theo trang web công ty.

Siêu máy tính Sugon đã hỗ trợ Tập đoàn Lưới điện Nhà nước Trung Quốc, nơi điều hành lưới điện Trung Quốc. Họ cũng hợp tác với China Mobile, nhà khai thác mạng không dây lớn nhất thế giới và Cục Quản lý Khí tượng Trung Quốc. Họ cung cấp các trung tâm dữ liệu cho các công ty công nghệ cao như công ty thương mại điện tử JD.com và ByteDance, nhà điều hành ứng dụng video dạng ngắn toàn cầu TikTok.

Được thành lập vào năm 2016, Higon là một công ty bán dẫn không chuyên, chuyên thiết kế và bán các mạch tích hợp và chip xử lý máy chủ tiên tiến cho thị trường Trung Quốc. Năm 2016, Higon đã liên doanh với công ty bán dẫn Advanced Micro Devices (AMD) của Mỹ để phát triển chip cho máy chủ.

Mỹ xác định Sugon là chủ sở hữu chính của Higon. Họ cũng cho biết Higon có quyền sở hữu đối với Công ty Mạch tích hợp Chengdu Haiguang và Công ty Công nghệ vi điện tử Chengdu Haiguang.

Học viện công nghệ điện toán Vô Tích Giang Nam thuộc sở hữu của Viện nghiên cứu thứ 56, Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc. Theo Bộ Thương mại Mỹ, đây là cơ quan có nhiệm vụ hỗ trợ hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Viện được thành lập vào tháng 6/1951, là viện công nghệ điện toán tích hợp quy mô lớn đầu tiên kết hợp giữa khoa học máy tính và kỹ thuật.

Sugon, công ty chủ yếu dựa vào chip từ các công ty công nghệ Mỹ, bao gồm AMD, Intel và Nvidia, dự kiến sẽ chịu một đòn mạnh từ lệnh hạn chế của Mỹ. Trong một tuyên bố gửi Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải ngày 24/6, công ty cho biết họ đã tạm ngừng giao dịch và sẽ tiếp tục giao dịch vào ngày 1/7. "Chúng tôi đang xác minh nội dung có liên quan và đánh giá toàn diện tác động của lệnh cấm và chuẩn bị", tuyên bố cho biết. "Chúng tôi sẽ chuẩn bị tốt và giữ liên lạc tích cực với tất cả các bên".

Các câu hỏi qua email được gửi đến bốn công ty khác trong danh sách thực thể chưa nhận được phản hồi.

Video: Siêu máy tính giữ kỷ lục thế giới mạnh cỡ nào?

Trung Quốc mất đi vị trí dẫn đầu về siêu máy tính sau khi Mỹ chiếm vị trí siêu máy tính nhanh nhất năm 2018, chấm dứt sự thống trị 5 năm của Trung Quốc. Theo danh sách Top 500 mới nhất được công bố đầu tháng này, Summit và Sierra, hai siêu máy tính do IBM chế tạo, đã duy trì vị trí hàng đầu cho Mỹ, tiếp theo là hai hệ thống của Trung Quốc, Sunway TaihuLight và Tianhe-2A, được cài đặt tại Vô Tích và Quảng Châu.

Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục thống trị về số lượng hệ thống siêu máy tính. Trung Quốc đứng đầu danh sách siêu máy tính với 219 hệ thống, tương đương 43,8% trong tổng số, tiếp theo là Mỹ với 116.

Danh sách Thực thể xác định các tổ chức và cá nhân được cho là có liên quan hoặc có nguy cơ tham gia vào các hoạt động ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ. Những người trong danh sách cần có giấy phép của Mỹ để mua, tái xuất hoặc chuyển giao phần mềm và các công nghệ khác từ các công ty Mỹ.

Năm 2015, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa bốn tổ chức siêu máy tính Trung Quốc vào danh sách, bao gồm Đại học công nghệ Quốc phòng Trung Quốc (NUDT) vì sử dụng đa lõi, bo mạch và bộ xử lý có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ cho các siêu máy tính mô phỏng nổ và hoạt động mô phỏng quân sự. Kể từ đó, NUDT, công ty phát triển các hệ thống siêu máy tính Tianhe (Milkyway) của Trung Quốc , đã mua sắm các mặt hàng của Mỹ dưới tên giả, theo phát hiện của Bộ Thương mại Mỹ.

Trung tâm siêu máy tính quốc gia Quảng Châu, nơi vận hành Tianhe-2, siêu máy tính nhanh nhất thế giới giữa năm 2013 và 2015, cũng nằm trong danh sách đen.

 (Nguồn: SCMP)

Theo Phương Anh

VTCnews

Trở lên trên