MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có gia công, lắp ráp, chế biến tại Việt Nam chưa chắc được coi là Made in Vietnam?

Mới đây, Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Theo đó, dự kiến quy định 3 trường hợp được phép thể hiện là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam: 

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy (1); 

Hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam (2); 

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa (3).

Có gia công, lắp ráp, chế biến tại Việt Nam chưa chắc được coi là Made in Vietnam? - Ảnh 1.

Dự thảo dự kiến quy định các trường hợp hàng hóa được coi là xuất xứ thuần túy như sau:

+ Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam.

+ Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam.

+ Các sản phẩm từ động vật sống.

+ Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại Việt Nam.

+ Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Việt Nam.

 + Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, nơi Việt Nam có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.

+ Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam.

+ Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất từ sản phẩm đánh bắt và các hải sản đánh bắt khác ngay trên tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam.

+ Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở Việt Nam hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.

+ Các hàng hoá thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm trên.

Dự kiến quy định các trường hợp hàng hóa không có xuất xứ thuần túy như sau:

+ Hàng hóa có nguồn gốc không thuần túy hoặc không được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có nguồn gốc Việt Nam sẽ được coi là hàng hóa của Việt Nam nếu đáp ứng tiêu chí thuộc Danh mục Tiêu chí xác định nguồn gốc cụ thể mặt hàng.

+ Quy định về các tiêu chí xuất xứ tại Danh mục Tiêu chí xác định nguồn gốc cụ thể mặt hàng: Chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 2 số, 4 số và 6 số và Hàm lượng giá trị gia tăng (VAC).

+ Quy định công thức tính Hàm lượng giá trị gia tăng VAC theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.

Dự kiến quy định các công đoạn gia công, chế biến đơn giản, theo đó Hàng hóa không có nguồn gốc Việt Nam, nếu chỉ trải qua một hoặc kết hợp nhiều công đoạn này, không được coi là hàng hóa của Việt Nam. Các công đoạn gia công, chế biến đơn giản như sau:

+ Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

+ Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.

+ Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

+ Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

+ Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.

+ Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

+ Giết, mổ động vật.

H.S

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên