Có giá gần 1.600 USD/kg, đây là cách những miếng thịt bò "thượng hạng của thượng hạng" ra đời
Trong thế giới những miếng thịt bò đắt giá và quý hiếm của Nhật Bản, bò Ozaki vẫn đứng trên tất cả.
- 02-05-2020Ngành đấu bò lao đao, nông dân Tây Ban Nha bán bò tót lấy thịt
- 27-09-2019Vì sao thịt bò Wagyu có giá gần chục triệu đồng mỗi kg?
- 22-08-2019Cuộc chiến thịt lợn và thịt bò: Nông sản đã mang lại lợi thế cho Trung Quốc như thế nào trong chiến tranh thương mại với Mỹ?
- 10-07-2018Ô tô Đức và thịt bò Mỹ - nạn nhân khốn khổ đầu tiên của chiến tranh thương mại
- 19-02-2018Thịt bò siêu đắt của Nhật đi vòng qua Campuchia để vào Trung Quốc như thế nào?
Ở New York, thành phố nổi riếng với những miếng thịt bò thượng hạng ngon nhất thế giới, người ta cũng không khỏi ngã ngửa khi món sandwich bít tết trị giá 185 USD xuất hiện ở một cửa hàng nhỏ nằm giữa khu tài chính. Ra đời năm 2018, món ăn này khiến những người sành điệu nhất cũng không khỏi trầm trồ thán phục.
Thứ khiến món ăn này trở nên đắt đỏ đến vậy chính là miếng thịt bò với những đường kẻ dọc theo khối. Miếng thịt dày, tan chảy trọng miệng người ăn với vị béo ngậy đặc trưng. Được gọi là Ozaki, miếng thịt trong bánh tới từ một trang trại nhỏ ở Nhật Bản.
Thịt bò Nhật Bản là sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu bởi chúng ngon hơn hẳn các thịt bò khác. Sự khác biệt tới từ cách mà những người nông dân Nhật Bản chăm sóc những con bò của mình. Đó là lý do tại sao nhắc tới thịt bò Nhật Bản đồng nghĩa với chất lượng tuyệt hảo.
Tuy nhiên, trong thế giới những miếng thịt bò cao cấp nhất, Ozaki chính là sự khác biệt. Đây là đứa con tinh thần của Muneharu Ozaki, người tiếp quản trang trại 100 con bò từ cha mình vào giữa những năm 1980. Gắn bó với nông trại ở tuổi 24, hiện nay, Ozaki đã sở hữu đàn bò 1.600 con tại tỉnh Miyazaki, nơi nổi danh khắp nước Nhật bởi thịt bò chất lượng.
Ozaki từng dành 2 năm tại một trang trại chăn nuôi gia súc tại bang Washington và nghiên cứu về chăn nuôi tại Đại học Nebraska. Tuy nhiên, người đàn ông này nhận thấy cách nuôi bò theo quy mô công nghiệp của người Mỹ không phải thứ anh tìm kiếm.
Thay vào đó, Ozaki quyết định chăn nuôi những con bò theo kiểu ít nhưng chất. Chúng được ăn một chế độ ăn hoàn toàn tự nhiên. "Đó là loại thức ăn đặc biệt, sự pha trộn của 13 loại ngũ cốc mà tôi mất tới 20 năm đúc rút. Hỗn hợp này bao gồm lúa mạch, đậu nành, lúa mì…. Cần 2 giờ mỗi ngày để trộn thức ăn cho bò", Ozaki chia sẻ.
Bên cạnh chế độ ăn, thời gian chăn nuôi kéo dài cũng khiến bò Ozaki trở nên đặt biệt. Hầu hết những con bò cho loại thịt cao cấp đều được nuôi trong 28 tháng trước khi bị giết thịt. Nghiên cứu cho thấy, sau 28 tháng, bò phát triển chậm hơn và hầu hết không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế. Thêm vào đó, khi những con bò già đi, chúng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Tuy nhiên, Ozaki vẫn quyết định nuôi bò trong 36 tháng để thịt có hương bị đậm hơn, chất béo kết dính tốt hơn trong những thớ thịt. Ozaki tránh sử dụng kháng sinh và các loại thuốc trong chăn nuôi những con bò.
"Trong tiếng Nhật có 1 từ gọi là otaku. Về cơ bản, nó giống như cuồng tín. Nó giống như một người lớn tuổi bất chấp tất cả để làm những gì họ tin tưởng. Thường thì otaku mang nghĩa tiêu cực nhưng với Ozaki, nó hoàn toàn tích cực", Simon Kim, chủ nhà hàng bít tết Hàn Quốc nổi tiếng ở New York, nhấn mạnh.
Kim đang xem xét việc đưa thịt bò Ozaki vào thực đơn của mình trong vài tháng tới để lôi kéo thực khách trở lại khi các biện pháp hạn chế do Covid-19 được nới lỏng. Tuy nhiên, nếu được thêm vào thực đơn, đây sẽ là món thịt bò đắt nhất trong nhà hàng của Kim. Trước đó, người đàn ông này bán thịt bò thượng hạng A5 wagyu nhưng nó chỉ có giá bằng 2/3 so với bò Ozaki.
Trong 3 năm tới, Ozaki có kế hoạch tăng quy mô đàn bò của mình lên 2.000 con. Tuy nhiên, việc tiếp cận loại thịt bò này không phải điều dễ dàng. Hiện nay, tình trạng khan hiếm luôn xảy ra khi trang trại của Ozaki cung cấp cho các nhà hàng ở 32 quốc gia trên khắp thế giới. Ngay cả khi giá cao hơn khoảng 30% so với những miếng thịt bò thượng hạng nhất, bò Ozaki vẫn được săn đón.
Tham khảo: Bloomberg