Cơ hội việc làm xanh rộng mở tại Đông Nam Á
Một nông trại trên mái nhà tại Singapore. Ảnh: Straits Times
Kinh phí đang được rót vào các lĩnh vực “xanh” ở khu vực Đông Nam Á và tạo ra hàng nghìn việc làm mới. Một báo cáo mới nhấn mạnh rằng đến năm 2030 có thể có tới 30 triệu việc làm liên quan đến lĩnh vực bền vững ở Đông Nam Á, với nền kinh tế xanh của khu vực dự kiến mang lại cơ hội kinh tế hàng năm lên tới 1 nghìn tỷ USD.
- 25-09-2023Bị sa thải ở tuổi 28, tôi đành khởi nghiệp nhưng không ngờ lại cứu mình một ‘bàn thua trông thấy’: Nay làm 30 phút/ngày, mỗi tháng vẫn kiếm ‘ngon ơ’ 2,4 tỷ đồng
- 25-09-2023Evergrande có động thái bất ngờ về kế hoạch tái cơ cấu nợ, hàng loạt cổ phiếu bất động sản Trung Quốc lao dốc mạnh
- 25-09-2023Là kỳ quan xây dựng nhưng ẩn mình dưới lòng một siêu đô thị, hệ thống này đủ khiến thế giới trầm trồ: Ngốn tới 134 tỷ đồng nhưng đáng giá từng xu
Tổ chức phi lợi nhuận Bridgespan đã nghiên cứu thị trường việc làm ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và xác định 5 lĩnh vực then chốt cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế xanh. Năm lĩnh vực đó là năng lượng Mặt Trời, điện di động, môi trường xây dựng, nông nghiệp bền vững và quản lý rác thải.
Tờ Straits Times (Singapore) cho rằng người quản lý tuyển dụng của nghề nghiệp xanh cần cân bằng giữa quan tâm thực sự của ứng viên đối với công việc, kinh nghiệm liên quan và kỹ năng kỹ thuật.
Ông Jeremy Fox, giám đốc điều hành khu vực của tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu đào tạo nhân sự lĩnh vực việc làm xanh có tên Generation, nhận xét: “Kỹ năng kỹ thuật rất quan trọng, nhưng động lực và tư duy phát triển mạnh mẽ mới thực sự là yếu tố quyết định khả năng tuyển dụng và thành công trong công việc”.
Ông Bo Bai tại công ty công nghệ tài chính MVGX trụ sở ở Singapore đánh giá rằng vì các kỹ năng ngành nghề xanh liên quan đến nhiều chuyên ngành, từ tư vấn đến chuyên môn kỹ thuật nên “các ứng viên cần phải có kiến thức nền cũng như hiểu biết về ngành”. Ông bổ sung: “Từ hiểu biết khoa học về tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý khủng hoảng và chuẩn bị rủi ro, các kỹ năng xanh bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm”.
Những cá nhân quan tâm đến chuyển sang làm việc trong lĩnh vực xanh có thể nâng cao kỹ năng thông qua các khóa học liên quan mà họ cần đảm bảo được chứng nhận. Có nhiều chủ đề phụ và kiến thức chuyên môn mà một cá nhân có thể xây dựng kỹ năng, chẳng hạn như về năng lượng Mặt Trời, gió hoặc thủy điện, biến đổi khí hậu trong đàm phán, thị trường carbon, các quy định và chính sách.
Ông Dinesh Babu, giám đốc điều hành của Climate Action Data Trust với gần 30 năm kinh nghiệm về thị trường carbon và các vấn đề liên quan đến khí hậu, cho biết rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đang thực hiện các dự án lớn về tính bền vững vì “họ coi môi trường - xã hội - quản trị (ESG) là một ngành nghề khả thi”.
Ông Babu khuyên rằng một khi các ứng viên quyết định họ muốn trở thành chuyên gia hay tổng quát viên, họ nên “chọn một lĩnh vực và tập trung”. Những nhân viên trưởng thành hơn ở giai đoạn sau của sự nghiệp “có thể học cách chuyển sang vai trò cố vấn và tìm hiểu thêm về các khía cạnh bền vững của ngành” mà họ đang đảm nhiệm.
Báo Tin Tức