MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có một loại gia vị bếp Việt nào cũng có, nhưng dùng buổi tối, đặc biệt trước khi ngủ chẳng khác nào ăn thạch tín

27-10-2021 - 20:29 PM | Sống

Có một loại gia vị bếp Việt nào cũng có, nhưng dùng buổi tối, đặc biệt trước khi ngủ chẳng khác nào ăn thạch tín

Y học cổ truyền đã cảnh báo tác dụng ngược của loại gia vị vốn được mệnh danh là 'nhân sâm' nếu dùng đúng cách này.

Gừng là loại gia vị quen thuộc được sử dụng trong các món ăn, được coi là vị thuốc quý, rẻ tiền, thân thuộc trong mỗi căn bếp Việt. Tuy nhiên, nếu sử dụng gừng không đúng cách, có thể mang tới những tác dụng ngược vô cùng nguy hại. Điều này đã được người xưa đúc kết thông qua câu nói: "Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín" là vì vậy.

Công dụng tuyệt vời của gừng 

Theo Lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y Hà Nội, gừng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Gừng cay ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Khi đi vào cơ thể tạo cảm giác cân bằng, thoải mái nên có thể dễ ngủ hơn.

Theo phân tích của y học hiện đại, gừng có chứa tinh dầu 2 – 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Thông thường, gừng được dùng để chữa những bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu... và những bệnh do thời tiết như cảm lạnh, ho, cảm cúm...

Ngoài ra gừng còn giúp: chống say tàu xe, giúp phụ nữ bớt đau bụng kinh, bà bầu bớt ốm nghén, nhai một miếng gừng tươi trong có thể giúp giảm các cơn đau đầu, uống trà gừng vào sáng sớm còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tăng khả năng miễn dịch và góp phần ngăn ngừa ung thư ruột kết. Ngoài ra gừng còn có thể giúp điều trị dị ứng và các vấn đề về viêm khớp cũng như giúp giảm cân hiệu quả.

Có một loại gia vị bếp Việt nào cũng có, nhưng dùng buổi tối, đặc biệt trước khi ngủ chẳng khác nào ăn thạch tín - Ảnh 1.

Uống nước gừng mỗi ngày còn giúp cơ thể chống lại cảm cúm và ốm vặt.

Đặc biệt, gừng cũng có tác dụng chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả, kể cả những người mắc bệnh kinh niên. Theo phân tích của y học, trong gừng có chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần con người sảng khoái và ngủ ngon giấc. Uống nước gừng vì thế sẽ giúp chữa được căn bệnh mất ngủ. Tuy nhiên nước gừng chỉ phát huy tác dụng khi bạn uống vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Nếu uống hoặc ăn gừng vào bữa tối, hoặc sau bữa tối lại gây phản ứng ngược, lợi bất cập hại.

Vì sao dùng gừng buổi đêm lại độc?

Ban đêm dương khí thu lại, âm khí thịnh, nếu dùng gừng sẽ làm cho dương khí bốc lên (do gừng có tính cay, nóng), khiến có cơ thể vận hành không đúng quy luật tự nhiên, ảnh hưởng đến cơ thể, làm mệt mỏi, mất ngủ.

Từ góc độ khoa học, gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu. Gừng lại chứa chất gingerose có khả năng kích thích dạ dày và hệ tiêu hóa, làm cho bạn bị mất ngủ.

Nguyên nhân là bởi gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột- dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.

Theo lương y Nguyễn Đức Mến, Phòng khám đông Y ở Láng Hạ, vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí. Do vậy, ngay kể cả người bình thường, nếu uống nước gừng vào buổi tối cũng sẽ mất ngủ, chưa nói đến người mắc bệnh mất ngủ thường xuyên.

Do vậy, muốn chữa bệnh mất ngủ bằng cách uống nước gừng, bạn cần phải tránh uống vào buổi tối.

Có một loại gia vị bếp Việt nào cũng có, nhưng dùng buổi tối, đặc biệt trước khi ngủ chẳng khác nào ăn thạch tín - Ảnh 2.

 Dùng gừng thế nào tốt nhất? 

Trà gừng

Trà gừng tươi chế biến rất nhanh, công dụng tốt do nước ấm sẽ giúp tinh chất từ gừng tan ra và được cơ thể hấp thu tốt hơn. Cách chế biến đơn giản như sau:

Gừng tươi được làm sạch, cạo lớp vỏ bẩn bên ngoài.

Thái lát mỏng gừng tươi, sau đó chế với nước nóng, để ấm vừa uống.

Có thể dùng thêm mật ong để tăng tác dụng giảm ho, ngứa rát cổ họng cũng như đem lại hương vị dễ uống hơn. Để giải cảm, nên uống ấm rồi trùm kín chăn để cơ thể ra được mồ hôi.

Chế biến thành kẹo gừng

Thái gừng tươi vào thắng với đường là cách sử dụng gừng tươi tiện lợi hơn, có thể mang theo bên người mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa, với cách sử dụng này, gừng tươi sẽ bớt cảm giác cay và có thể ngậm trong miệng, đem lại tác dụng tốt như chống say xe, chống viêm, làm ấm bao tử,…

Xông hơi với gừng tươi

Với các nguyên liệu tự nhiên như gừng tươi, sả tươi,… bạn có thể nấu lên với nước rồi xông hơi, tinh dầu tốt từ củ gừng sẽ cùng nước nóng bốc hơi lên. Cách này giúp giải cảm rất tốt được nhiều người áp dụng hiệu quả.

Dù có tác dụng tốt với sức khỏe song các chuyên gia khuyên rằng, không nên sử dụng bừa bãi với lượng quá nhiều gừng tươi mỗi ngày. Điều này sẽ dẫn đến đầy hơi, ợ nóng, kích ứng vùng miệng và gây khó chịu ngược lại cho dạ dày. Ngoài ra, dùng nhiều gừng tươi còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: tăng nguy cơ chảy máu, giảm tác dụng của thuốc điều trị.

Lượng gừng tươi nên dùng mỗi ngày được khuyến cáo là ít hơn 5gr, các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc đang dùng thuốc điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

(Tổng hợp) 

Theo Đậu Đậu

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Trở lên trên