MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có nên đun sôi nước bằng lò vi sóng không? Chuyên gia đưa ra lời giải thích, có lưu ý đặc biệt

02-12-2023 - 15:10 PM | Sống

Là thiết bị có chức năng hâm nóng thực phẩm, lò vi sóng cũng được nhiều người dùng tận dụng để đun sôi nước, đặc biệt là vào mùa lạnh.

Nhắc đến những thiết bị gia dụng quen thuộc trong các gia đình hiện đại, không thể không kể tới cái tên lò vi sóng. Thiết bị có công dụng hỗ trợ việc làm nóng thực phẩm cho người sử dụng bằng sóng vi ba, đặc biệt hữu dụng vào mùa đông. 

Tuy nhiên với công dụng của lò vi sóng, nhiều người dùng thắc mắc rằng, vậy thiết bị có thể thay thế chiếc bình siêu tốc, hay nói cách khác, con người có nên đun sôi nước bằng lò vi sóng hay không?

Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh câu hỏi này. Một số cho rằng, việc đun sôi nước bằng lò vi sóng là hoàn toàn hợp lý, bởi thiết bị có thể đun nóng thực phẩm, cơm, canh, thì nước lã cũng có thể được đun sôi, chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ và thời gian hoạt động của thiết bị hợp lý là được. Song những người còn lại cho rằng, việc đun sôi nước bằng lò vi sóng là sử dụng thiết bị sai mục đích, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dùng. 

Có nên đun sôi nước bằng lò vi sóng không? Chuyên gia đưa ra lời giải thích, có lưu ý đặc biệt - Ảnh 1.

Vậy chuyên gia trả lời thế nào về việc, đun sôi nước bằng lò vi sóng?

Chuyên gia đưa ra câu trả lời

Theo các chuyên gia tại Viện Đại học Texas - Austin, Mỹ, việc đun nước sôi bằng lò vi sóng hoàn toàn được cho phép. Tuy nhiên, đúng là nó cũng tiềm ẩn rủi ro cho con người. Để hiểu rõ hơn về những nguy cơ này, người dùng cần hiểu về cơ chế hoạt động của lò vi sóng, 

Lò vi sóng sử dụng sóng vi ba để làm nóng thực phẩm bên trong thiết bị. Khi người dùng ấn nút khởi động, thường chỉ mất 2 giây để thiết bị sản sinh ra luồng nhiệt, thổi vào khoang nấu. Ngoài ra, sóng vi ba của lò vi sóng cũng dễ bị phản ứng bởi nhiều chất, trong đó có nước, từ đó sinh ra ma sát giữa các phân tử, sản sinh ra nhiệt năng lớn. 

Chính bởi vậy, khi đun nước với lò vi sóng trong thời gian quá lâu và nhiệt độ quá cao, rất dễ xảy ra hiện tượng quá nhiệt. Khi người dùng tiến hành lấy bát/cốc nước ra khỏi thiết bị, có thể không may bị nước sôi bắn vào cơ thể, gây bỏng. Tình trạng sẽ nguy hiểm hơn khi nước sôi bắn vào mặt, vào mắt. 

Có nên đun sôi nước bằng lò vi sóng không? Chuyên gia đưa ra lời giải thích, có lưu ý đặc biệt - Ảnh 2.

Nếu các gia đình muốn đun sôi nước trong lò vi sóng, cần ghi nhớ một số lưu ý nhất định. Thông tin này cũng được tờ Times Of India khẳng định. "Mặc dù việc đun sôi nước trong lò vi sóng rất dễ dàng và thuận tiện, nhưng bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa vì nước có thể gây nguy hiểm, gây bỏng cho con người hoặc hư hỏng thiết bị", bài viết trên Times Of India đề cập. 

Những lưu ý khi đun sôi nước trong lò vi sóng

Lưu ý đầu tiên dành cho người dùng muốn đun nước sôi trong lò vi sóng, đó là thời gian để thiết bị hoạt động, Không nên để thời gian quá ngắn hoặc quá dài.  Viện Đại học Texas - Austin giải thích, thông thường nếu ở nhiệt độ cao, chỉ cần 2 phút/lần là đủ. Khi mở ra, dùng nhiệt kế kiểm tra, nếu thấy nước chưa sôi ở nhiệt độ cần thiết thì đun tiếp, nhưng cũng chỉ tối đa 2 phút/lần.

Khi đun nước trong lò vi sóng, người dùng cũng nên cân đối cho vào các loại cốc, bình hoặc hộp an toàn, có thể làm từ nhựa an toàn, cốc sứ hoặc bát sứ. Để tránh tình trạng nước trong lò vi sóng trở nên quá nóng, dẫn tới nguy cơ gây bỏng cao, người dùng có thể thêm vào cốc, bát, hộp nước một chiếc thìa hoặc que gỗ. 

Có nên đun sôi nước bằng lò vi sóng không? Chuyên gia đưa ra lời giải thích, có lưu ý đặc biệt - Ảnh 3.

Cuối cùng khi đã đun sôi nước xong, người dùng cũng cần lấy nước trong lò vi sóng ra một cách thật cẩn thận. Tốt nhất, sử dụng miếng lót hoặc găng tay để lấy ra và không nên để mặt gần bề mặt nước.

Dù việc đun sôi nước bằng lò vi sóng về cơ bản không ảnh hưởng gì tới chất lượng nước, song người dùng cũng không nên quá lạm dụng. Nếu cần đun sôi một lượng nước lớn, hãy sử dụng chiếc bình siêu tốc bởi sẽ đảm bảo an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn. 


Theo Thu Phương

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên