MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ nhân dạy “đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”: Đúng hay sai?

16-10-2023 - 23:15 PM | Sống

Quan niệm của người xưa nghe qua không hợp lý nhưng thực tế rất có lý.

Người Trung Quốc xưa có câu “đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”. Qua nhiều đời, câu nói này đã được hiểu theo nhiều nghĩa. Thậm chí một số người cho rằng đây là quan niệm mê tín.

Trên thực tế, ý nghĩa của câu nói trên không hề sai lệch như mọi người người tưởng.

Tại sao không nên chải tóc vào buổi tối?

Không ít người tin rằng lời nhắc “đêm không chải đầu” trong dân gian là mê tín. Tuy nhiên, để giải nghĩa câu nói này, chúng ta cần đặt vào bối cảnh hàng ngàn năm trước đây.

Giai đoạn rất lâu về trước, cuộc sống của người dân còn khó khăn. Trong khi đó, nếu muốn chải tóc, người ta sẽ phải thắp đèn.

Đối với những người lao động xưa, thắp đèn buổi tối là một điều xa xỉ. Để tiết kiệm tiền, người xưa thường nhắc nhở nhau không chải tóc vào ban đêm.

Cũng bởi quan niệm đó, nam giới thắp đèn buổi tối sẽ bị gắn mác “phung phí”, còn phụ nữ sẽ bị đánh giá “không biết vun vén”.

Ngoài ra, tuy người xưa chưa có nhiều điều kiện kinh tế như hiện nay nhưng việc chuộng cái đẹp là điều không hề thay đổi. Bất cứ ai cũng phải chú ý hơn đến việc chải chuốt, ăn mặc chỉnh tề trước khi ra ngoài. Vì có tư duy này, người xưa cho rằng hầu hết những người chải tóc vào ban đêm sẽ ra ngoài gặp gỡ ai đó.

Trong trường hợp này, cả nam và nữ sẽ bị cho là gian dối, không chung thủy, ảnh hưởng đến bộ mặt của gia đình.

Cổ nhân dạy “đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”: Đúng hay sai? - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Ngoài hai lý do trên, người xưa còn cho rằng chải tóc ban đêm thường gặp những điều không hay. Thực chất, nhận định này không phải là mê tín mà có nguồn gốc từ tâm lý.

Đèn mà người xưa thắp vào ban đêm đa số là đèn dầu, dễ bị gió tác động. Khi soi gương vào ban đêm, dưới điều kiện ánh sáng không đủ, mọi người có xu hướng thấy những điều lạ. Thêm vào đó, gương cổ rất mờ, hình ảnh phản chiếu bên trong không rõ ràng nên dễ hiểu nhầm và gây hoảng sợ.

Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, một số hành vi trước khi đi ngủ dễ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ về đêm, tâm lý chán nản cũng dễ gây ác mộng. Có thể nói, nếu bị bóng trong gương dọa sợ, ban đêm tự nhiên sẽ ngủ không ngon, dần dần có câu nói "buổi tối chải tóc sẽ gặp ác mộng".

Nhìn từ góc độ này, việc chải tóc vào ban đêm không phải là mê tín mà là sự kết hợp rất phổ biến giữa các hiện tượng tự nhiên và tâm lý con người.

Ngày nay, đèn chúng ta sử dụng đều là đèn điện, gương tương đối trong, tầm nhìn và ánh sáng không bị ảnh hưởng. Do đó, việc soi gương chải tóc vào ban đêm sẽ không có vấn đề gì.

"Sáng không kể giấc mơ"

Thời xa xưa, do khoa học còn hạn chế nên người dân thường tin rằng giấc mơ là sự chỉ dẫn, hướng dẫn của một thế lực khác. Ngay cả các hoàng đế của triều đại trước cũng tin vào việc “báo mộng”.

Nhìn chung, người xưa coi giấc mơ là điềm báo cho tương lai. Tuy vậy, tại sao người xưa lại tin rằng “buổi sáng không nên nói chuyện giấc mơ”? Điều này có mâu thuẫn với lý thuyết trên không?

Cổ nhân dạy “đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”: Đúng hay sai? - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Sự thật là mọi kế hoạch trong ngày thường bắt đầu vào buổi sáng. Để có một ngày làm việc hiệu quả, việc cơ thể tràn đầy năng lượng sau khi thức dậy là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu một người quá đắm chìm trong việc “giải mộng” sẽ dễ gây phản tác dụng.

Những giấc mơ tích cực có thể dễ dàng khiến con người cảm thấy phấn chấn, trong khi những giấc mơ tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý. Điều này rất bất lợi cho sự phát triển toàn diện của con người, trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể gây ra hiệu ứng cánh bướm.

Dưới góc độ khoa học, nằm mơ là một suy nghĩ trong tiềm thức chứ không phải lời tiên tri.

Trên thực tế nhiều người không thể mô tả rõ ràng nội dung giấc mơ của mình. Việc suy nghĩ quá nhiều về điều không có thật chẳng những không có tác dụng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tóm lại, câu nói nhắc nhở mọi người không để ý quá nhiều đến giấc mơ, ban ngày cũng đừng quá lo lắng, điều này sẽ có lợi. Thay vào đó, mọi người cần bắt tay vào thực hiện. Mọi dự định sẽ không thể thành hiện thực nếu không có hành động.

Theo Sohu

Theo Thuỳ Anh

Báo Giao Thông

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên