Cổ nhân dạy rằng: "Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng" - Sự thật là gì?
Trồng cây không chỉ để làm cảnh mà còn có nhiều lợi ích về phong thuỷ nếu bạn chọn đúng loại.
- 12-12-2024Cổ nhân nhắc: 3 thứ đặt quanh giường làm nhà tan cửa nát, tiền bạc "đội nón ra đi"
- 09-12-2024Cổ nhân dặn: "Nhà không trống, con cháu cưỡi gió đông" - Muốn giàu có, thịnh vượng hãy nhìn 3 nơi này
- 02-12-2024Cổ nhân có nói về bộ phận đặc biệt nhất của con gà: "Thuốc quý" bổ máu, tốt cho thận và sinh lý, nhưng nên lưu ý điều này
Dân gian thường truyền nhau những câu nói như: “Người giàu trồng cây mà không trồng hoa”, “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng”, “Trong nhà có cây thì nhà nào cũng giàu”… Những quan niệm này phản ánh niềm tin rằng trồng cây trong nhà không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn thu hút tài lộc và sức khỏe cho gia đình.
Hơn nữa, cây cối có nhiều lợi ích thiết thực: Trồng ở sân vườn thì che mát, trồng trong nhà hay ban công lại giúp lọc không khí. Vì thế, dù kinh tế gia đình có khó khăn đến đâu, bạn cũng nên trồng ít nhất một trong 7 loại cây này, vừa đẹp nhà, vừa đem lại vận khí tốt cho người trồng.
1. Sen đá ống điếu
Cây sen đá ống điếu mang ý nghĩa phong thủy là "chiêu tài, rước lộc", rất được ưa chuộng. Nhiều người cho rằng đây là một loại cây thuộc họ sen đá, không phải cây thân gỗ. Tuy nhiên, nếu chăm sóc đủ lâu (khoảng hơn 10 năm), phần thân cây sẽ hóa gỗ cứng cáp.
Điểm đặc biệt của cây này là thân thẳng, dáng đẹp, tốc độ phát triển nhanh. Chỉ cần trồng 1-2 năm, nếu tỉa bớt lá trên thân chính, cây sẽ trông như một gốc bonsai xinh xắn.
Lá của cây cuộn tròn như hình ống, được ví như chiếc túi thu tài lộc, tượng trưng cho việc hút tiền tài vào nhà. Đặc biệt, vào mùa xuân, thu và đông, nếu nhiệt độ dưới 5 độ C, lá cây sẽ chuyển sang màu đỏ tươi rực rỡ.
Ngoài ý nghĩa phong thủy tốt lành, cây sen đá ống điếu còn tốt cho sức khỏe. Lá cây giúp hấp thụ khí CO2 và thải ra oxy, hoạt động như một chiếc "máy lọc không khí tự nhiên".
Cách chăm cây cũng khá đơn giản: Không cần tưới nước hay bón phân nhiều. Nếu muốn cây nở hoa, vào mùa thu, hãy để cây nhận ánh nắng ít nhất 6 tiếng mỗi ngày và bón phân kali (0,2% kali dihydrophosphate) đều đặn 15 ngày một lần.
2. Chanh vàng
Trồng một cây chanh trong nhà không chỉ đẹp mà còn rất hữu ích. Khi cây ra hoa, lá xanh điểm xuyết những bông hoa trắng tinh khôi mang lại cảm giác tươi mát, dễ chịu. Đến khi đậu quả, những trái chanh vàng óng ánh treo lủng lẳng trên cành, trông như biểu tượng của sự thịnh vượng, giàu có.
Quả chanh chứa nhiều vitamin C, canxi và phốt pho, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, uống nước chanh thường xuyên còn giúp cải thiện làn da, làm đẹp và giữ dáng. Trồng một cây chanh trong nhà, bạn có thể hái quả tươi bất cứ lúc nào, rất tiện lợi.
Cây chanh rất dễ trồng, chỉ cần dùng đất hơi chua như hỗn hợp đất than bùn. Loài cây này ưa khí hậu ấm áp, ẩm ướt. Khi thời tiết hanh khô, ngoài việc tưới nước, bạn nên thường xuyên phun sương để giữ độ ẩm cho cây.
3. Tường vi
Cây tường vi thích hợp trồng trong phòng khách, sân vườn hay trước cửa nhà. Theo phong thủy, tường vi mang ý nghĩa phú quý, vinh hoa, thậm chí có câu nói: "Nhà có cây tường vi, giàu sang và hưng thịnh tìm đến".
Loài cây này nổi bật với thời gian ra hoa cực kỳ dài, lên đến hơn 100 ngày. Có một cây tường vi trong nhà không chỉ khiến không gian thêm phần sinh động mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
Cây tường vi rất dễ trồng và phù hợp với cả khí hậu miền Nam lẫn miền Bắc. Cây không kén đất nhưng để phát triển tốt, bạn nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Chăm cây bằng cách cho cây tiếp xúc nhiều với ánh nắng, bón phân vừa phải và tỉa cành thường xuyên, cây sẽ ngày càng đẹp và hoa nở rộ hơn.
4. La Hán Tùng
Dân gian có câu: "Nhà có cây La Hán Tùng, đời đời không lo nghèo khó", vì thế trồng cây La Hán Tùng trong nhà mang ý nghĩa phú quý, giàu sang.
Loại cây này nổi bật với tuổi thọ rất cao, được xem là biểu tượng của sự trường thọ. Ngoài ra, cây La Hán Tùng còn có thể tạo dáng bonsai độc đáo, đem lại vẻ đẹp cao quý, sang trọng khi đặt trong không gian sống.
Nhiều người lo ngại cây La Hán Tùng khó trồng nhưng thực tế cây lại rất "dễ tính". Loài cây này thường được trồng ngoài trời, chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không yêu cầu nhiệt độ cao hay môi trường quá khắt khe.
Vậy nên, nếu bạn muốn một loại cây vừa đẹp, vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt, La Hán Tùng chính là 1 trong những lựa chọn hàng đầu.
5. Kim ngân
Cây kim ngân được yêu thích nhờ lá xanh mướt, dày và to, mỗi lá lớn thường chia thành 6-8 lá nhỏ, tượng trưng cho tài lộc đến từ nhiều hướng. Thêm vào đó, tên gọi và ý nghĩa phong thủy của cây gắn liền với sự may mắn, giàu sang nên đã trở thành lựa chọn phổ biến cho mọi gia đình.
Một ưu điểm khác của cây kim ngân là khả năng làm sạch không khí. Cây có thể hấp thụ các chất độc hại như formaldehyde, sulfur dioxide, hydrogen chloride và carbon monoxide, đồng thời thải ra oxy. Ngoài ra, cây còn tiết ra các chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm vi khuẩn và giữ cho không khí trong nhà luôn sạch sẽ, tươi mới.
Cây kim ngân cũng rất dễ chăm sóc, không cần tưới nước nhiều vì rễ dễ bị úng nếu đất quá ẩm. Hãy ưu tiên "tưới khô" và chỉ bổ sung nước khi đất thực sự khô. Cây cũng không cần quá nhiều ánh sáng, thậm chí còn dễ bị cháy lá nếu tiếp xúc với nắng gắt nên rất phù hợp với những ngôi nhà ít ánh sáng tự nhiên.
6. Trầu bà lá xẻ
Cây trầu bà lá xẻ nổi bật với những chiếc lá to bản, xanh mướt và bóng bẩy, tượng trưng cho "nhà cao cửa rộng, gia đình thịnh vượng". Ngoài ra, cây còn có khả năng lọc sạch không khí, hấp thụ bụi bẩn và các chất độc hại như carbon dioxide, carbon monoxide và formaldehyde, đồng thời thải ra oxy trong lành, giúp cải thiện sức khỏe gia đình.
Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là cây có độc tính. Nhựa của cây và thậm chí cả nước nhỏ giọt từ lá đều có thể gây hại nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc vô tình nuốt phải. Vì thế, dù đẹp và hữu ích, cây trầu bà lá xẻ không phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ hoặc thú cưng. Nếu chọn trồng cây này, bạn cần đặt nó ở vị trí cao, xa tầm với để đảm bảo an toàn.
7. Kỷ tử
Quả của cây kỷ tử được ví như “quả trường thọ” vì giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe cao. Quả không chỉ đẹp mà còn có vị ngọt dịu, rất dễ ăn. Vào mỗi mùa trong năm, bạn đều có thể tận dụng các phần khác nhau của cây:
- Xuân: Dùng mầm non của kỷ tử để chế biến món ăn.
- Hạ: Hoa kỷ tử giúp thanh nhiệt cơ thể.
- Thu: Quả chín mọng đỏ, ăn ngọt và đầy dưỡng chất.
- Đông: Rễ cây dùng để pha trà, rất tốt cho sức khỏe.
Nếu muốn trồng cây kỷ tử làm cảnh, bạn có thể cắt tỉa và uốn nắn thành dáng bonsai nhỏ xinh. Tuy nhiên, kỷ tử dễ bị sâu bệnh, đặc biệt vào mùa hè - khi lá cây có thể bị dính chất nhầy khó chịu. Vì vậy, hãy chú ý chăm sóc kỹ lưỡng, tưới nước, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để cây luôn khỏe mạnh và đẹp mắt.
Nguồn: post.smzdm
Phụ nữ số