Cổ nhân khuyên bỏ ngay 4 ĐIỀU này để tìm đến thành công, tuy nhỏ nhưng hậu họa khó lường, thay đổi được mới hạnh phúc thật sự
Ai lại không thích kết giao với người khiêm tốn, có lễ nghĩa và lịch sự. Chẳng ai muốn làm bạn với người thô lỗ, cộc cằn, không hiểu phép tắc là gì.
- 06-04-20223 lý do người làm văn phòng "KHÔNG" tiết kiệm nổi dù lương ổn định mỗi tháng
- 06-04-2022Xúc động lời thỉnh cầu của chàng trai nhờ ghép ảnh người cha quá cố trong ảnh cưới em gái
- 06-04-2022Một ngôi làng truyền thống được định giá 70 triệu đô la Singapore nhưng chủ nhân nhất quyết không bán: Lý do khiến ai cũng ngạc nhiên
Người xưa có câu: “Người muốn làm nên đại sự thì trước hết phải tu thân”. Xã hội hiện nay cũng vậy, một người muốn có được thành công thì đòi hỏi phải sở hữu những kỹ năng nhất định, trong đó thấu hiểu lòng người là quan trọng nhất.
Mỗi người là một cơ cấu xã giao phức tạp, có thể thông qua cách thức giao tiếp và giao lưu với nhiều cá nhân để không ngừng mở rộng thế giới quan.
Trong giao tiếp đời thường, đôi bên chỉ cần vui vẻ là được. Nhưng trong sự nghiệp lại khác hoàn toàn, cần phải có “cái đầu lạnh” và trí tuệ để giữ tỉnh táo mọi lúc mọi nơi, phân biệt thị phi, chắt lọc quan hệ.
Trong “Đạo đức kinh”, người xưa dạy chúng ta rằng, nếu muốn sống tốt và làm nên chuyện lớn thì nhất định phải tránh xa 4 loại người này, mãi mãi không được kết giao:
1. Người dễ hứa nhưng khó làm
Một người nếu buông lời hứa hẹn hay cam đoan quá dễ dàng thường ít khi hành động để biến điều đó thành hiện thực. Lời dễ nói, nhưng chuyện thì khó làm. Lời hứa hẹn thốt ra chỉ là một sự ràng buộc về tinh thần, không hề có hiệu lực pháp lý hay ký kết hợp đồng nên việc “nuốt lời” cũng dễ dàng hơn.
Người chỉ thích hứa suông chắc chắn không thể làm nên chuyện gì có giá trị trong cuộc sống. Bạn phải cố gắng tránh xa loại người này. Lúc bạn gặp khó khăn cần sự giúp đỡ thì họ cũng là nhóm người chạy nhanh nhất, trốn tránh để không phải hoang phí sức lực vì bạn.
Thất hứa một lần cũng có thể bỏ qua bởi có thể vì một vài nguyên nhân bất khả kháng nào đó. Nhưng thất hứa nhiều lần thì thể hiện người này nhân cách có vấn đề. Đương nhiên, họ sẽ không được tin tưởng. Ai lại trao niềm tin cho một người chỉ biết nói mà không làm?
2. “Thùng rỗng kêu to”, sống không thật thà
Là người trưởng thành có khí chất thật sự thì phải biết đôn hậu, không nên hàm hồ, phù phiếm. Cũng giống như mẹ tuyển chồng cho con gái thời xưa, thà chọn người trầm ổn thật thà, chứ không chọn người có vẻ ngoài hào nhoáng nhưng bên trong không có gì, hành động không chuẩn mực, không đáng mặt nam nhi.
Kiểu người này “võ mồm” rất giỏi, nhưng câu từ nói ra không có giá trị và trọng lượng, đương nhiên sẽ bị đánh giá là khoe khoang, không biết chừng mực. Giao du với họ, chúng ta chỉ rước về điều xấu, chứ không hề có lợi lộc gì.
Người lúc nào cũng “cái miệng đi trước” thì phản ứng đầu tiên khi gặp vấn đề chính là trốn tránh, không có trách nhiệm và dũng khí để đương đầu.
3. Người suốt ngày chỉ biết than thân trách phận
Ở chốn công sở, người “ít nói, làm nhiều” luôn được cấp trên yêu thích. Bất kể là công việc hay cuộc sống hằng ngày, người lúc nào cũng tràn đầy năng lượng tiêu cực không thể làm nên chuyện gì, bởi lẽ họ đã tiêu tốn quá nhiều thời gian vào việc than vãn và oán trách.
Gặp khó khăn, thở dài và ngồi đó than oán vì sao lại thế này, vì sao lại thế kia, phức tạp hóa vấn đề, chứ không biết tìm cách giải, kiểu người này sẽ đi thụt lùi so với thời đại, để rồi tự hủy hoại chính mình trong mớ hỗn độn do mình tạo ra. Hơn nữa, họ còn lan tỏa thứ năng lượng không tốt sang cho người xung quanh, gây ảnh hưởng xấu đến tập thể.
Dù cho có là bạn bè thân thiết đến mấy thì cũng sẽ rời xa, vì chẳng mấy ai chịu đựng được kẻ dùng những câu than thân trách phận làm câu cửa miệng.
4. Người thô lỗ, vô lễ, không có phép tắc
Con người sống trên đời đều có giới hạn riêng, cả xã hội ngoài kia cũng có chuẩn mực đặt ra để mỗi cá nhân tuân theo. Đương nhiên, người đi ngược lại với chuẩn mực này chắc chắn sẽ bị ghét bỏ.
Ai lại không thích kết giao với người khiêm tốn, có lễ nghĩa và lịch sự. Chẳng ai muốn làm bạn với người thô lỗ, cộc cằn, không hiểu phép tắc là gì.
Thật ra, người thô lỗ không phải là quá xấu, vì có lẽ họ chỉ thể hiện phần cứng rắn của mình ra bên ngoài quá nhiều mà không biết ý tứ, nhưng nội tâm của họ vẫn ngay thẳng, lương thiện. Nhưng đã thô lỗ mà còn không biết lễ nghĩa phép tắc, tự tung tự tác, nói chuyện và hành sự vô văn hóa thì lại là trường hợp hoàn toàn khác.
Người có bản tính này nếu không sửa đổi thì lâu dần sẽ gây ra hậu quả ghê gớm, cuối cùng cũng chỉ hại mình hại ta.
(Nguồn: Sogou )
Pháp luật và bạn đọc