Cổ phiếu blue-chip của Trung Quốc chạm mức cao nhất 18 tháng sau quyết định của MSCI
Hôm thứ 4 (21/6), chỉ số blue-chip của Trung Quốc chốt phiên ở mức cao nhất trong 18 tháng khi các nhà đầu tư đổ xô đi mua cổ phiếu tiêu dùng sau quyết định bổ sung hơn một trăm cổ phiếu lớn ở đại lục vào chỉ số Emerging Markets của MSCI.
- 21-06-2017Là TTCK lớn thứ hai thế giới nhưng phải chờ 3 năm để được xếp là mới nổi, Trung Quốc đã phải làm những gì?
- 20-06-2017Số người giàu ở Trung Quốc tăng 9 lần trong 10 năm
- 19-06-2017Ủy ban chứng khoán Trung Quốc phạt 29 cá nhân hơn 900 triệu USD
Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 1,2% lên 3.587,96 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 31/12/2015. Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,5% lên 3.156,21 điểm.
Trong sáng thứ 4, thị trường khá im hơi lặng tiếng với thông báo của MSCI vì người giao dịch cho biết quyết định này đã được đưa vào giá. Tuy nhiên đến chiều, "trường ca" phản hồi tích cực từ các công ty môi giới và quản lý quỹ có vẻ thu hút thêm nhiều đầu tư cho cổ phiếu blue-chip.
"Chúng tôi tin rằng việc đưa cổ phiếu đại lục vào MSCI sẽ là cú hích đáng kể cho thị trường chứng khoán Trung Quốc trong thời gian dài", bà Kathryn Shih, chủ tịch của UBS tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, cho biết.
Rakesh Patel, người đứng đầu thị trường chứng khoán châu Á Thái Bình Dương tại HSBC, nói rằng tác động ban đầu từ việc nâng hạng có thể còn hạn chế, ước tính khoảng 12-14 tỷ USD từ các nhà đầu tư chủ động và thụ động trong năm đầu tiên. "Nhưng trong 5-10 năm, dòng tiền đổ vào có khả năng đạt tới 500 tỷ USD, khi cả chỉ số MSCI và FTSE đều được nâng hạng", ông khẳng định.
2 lĩnh vực chính được đưa vào MSCI EMI là hàng tiêu dùng và tài chính đều đạt được mức tăng trưởng vững chắc, tăng 2,7% và 0,7%. MSCI sẽ thêm 222 cổ phiếu bằng đồng Nhân Dân Tệ vào MSCI Emerging Markets Index, với tỷ trọng ban đầu là 0,73%. Thay đổi này sẽ có hiệu lực vào tháng 6/2018.
Người đồng hành