MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu nào là "tội đồ" khiến VN-Index bay hơn 15 điểm trong phiên đầu tuần?

Cổ phiếu nào là "tội đồ" khiến VN-Index bay hơn 15 điểm trong phiên đầu tuần?

Xét về mức độ đóng góp, cổ phiếu BID trở thành "tội đồ" lớn nhất khiến VN-Index đánh rơi tới gần 2,4 điểm trong phiên đầu tuần khi giảm mạnh 4,3% về mức giá 41.600 đồng/cổ phiếu.

Những tin đồn tiêu cực đã tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư chứng khoán, thị trường mở cửa phiên đầu tuần 28/3 trong sắc đỏ bao trùm. Áp lực bán ồ ạt tại hàng loạt nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong khi lực mua quá yếu ớt đã khiến VN-Index không thể hồi phục trong toàn bộ thời gian giao dịch.

Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 15,32 điểm (1,02%) xuống 1.483,18 điểm; HNX-Index giảm mạnh 1,49% xuống 454,89 điểm và UPCom-Index giảm 0,85% xuống 116,01 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán, thống kê trên toàn thị trường có tới 681 mã giảm điểm, trong đó có 35 mã giảm sàn; áp đảo hoàn toàn so với 395 mã tăng điểm. Riêng rổ VN30 ghi nhận 3 cổ phiếu giữ được sắc xanh là MWG, SAB, FPT; BVH, PLX và PNJ đứng tham chiếu, còn lại 24 cổ phiếu đều chìm trong sắc đỏ.

Phiên giảm điểm 28/3 đã "thổi bay" khoảng 60.460 tỷ đồng vốn hóa của sàn HoSE, giá trị còn lại khoảng 5.866.928 tỷ đồng.

Cổ phiếu nào là tội đồ khiến VN-Index bay hơn 15 điểm trong phiên đầu tuần? - Ảnh 1.

Tâm điểm trong phiên đầu tuần đến từ nhóm cổ phiếu "họ FLC", trừ GAB không giao dịch, toàn bộ các mã FLC, ART, ROS, KLF, HAI, AMD đồng loạt giảm sàn ngay từ những phút đầu phiên, dư bán giá sàn lên tới hàng chục triệu đơn vị trên mỗi cổ phiếu. Tổng lượng dư bán sàn và dư bán tại phiên ATC của các mã này lên tới mức kỷ lục 230 triệu đơn vị.

Cổ phiếu nào là tội đồ khiến VN-Index bay hơn 15 điểm trong phiên đầu tuần? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, sắc đỏ cũng bao trùm lên cổ phiếu bất động sản, xây dựng, ngân hàng chứng khoán, thép... thậm chí DIG, HQC, NBB, QCG, LDG cũng giảm hết biên độ trong phiên hôm nay, càng khiến thị trường mất đi trụ đỡ và buộc phải quay đầu giảm sâu.

Xét về mức độ đóng góp, cổ phiếu BID trở thành "tội đồ" lớn nhất khiến VN-Index đánh rơi tới gần 2,4 điểm trong phiên đầu tuần khi giảm mạnh 4,3% về mức giá 41.600 đồng/cổ phiếu. Một cổ phiếu ngân hàng khác là STB hôm nay cũng giảm mạnh 5,3%, theo đó đóng góp 0,85 điểm giảm cho chỉ số của sàn HOSE. Thông tin đáng chú ý là BID và STB hiện đang là hai "chủ nợ" lớn nhất của FLC với giá trị cho vay theo BCTC năm 2021 lần lượt là 1.747 tỷ đồng và 1.840 tỷ đồng,

Không chỉ vậy, top 15 cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index trong phiên giảm mạnh này còn có thêm 4 mã cổ phiếu nhà băng là VPB giảm 1,36% đóng góp 0,56 điểm giảm; CTG giảm 2,73% qua đó đóng góp 0,48 điểm giảm cho VN-Index, TCB giảm 0,91% đóng góp 0,4 điểm giảm cho VN-Index, SHB giảm 1,07% đóng góp 0,4 điểm giảm cho VN-Index.

Bên cạnh đó, sắc đỏ tại những bluechips dòng bất động sản như VHM, DIG, NVL, VIC, VRE, BCM càng khiến thị trường giảm sâu. Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản là hai nhóm đang chiếm vốn hóa lớn nhất của thị trường chứng khoán thời điểm hiện tại. Việc thị trường tăng điểm trong thời gian qua một phần cũng nhờ tới việc dòng tiền trở lại các cổ phiếu này. Do đó, trong phiên hôm nay, bluechips dòng bất động sản và nhà bằng đồng loạt nhuộm sắc đỏ cũng đã khiến thị trường mất đi hai trụ đỡ quan trọng.

Cổ phiếu nào là tội đồ khiến VN-Index bay hơn 15 điểm trong phiên đầu tuần? - Ảnh 3.

 Ở chiều ngược lại, sắc xanh le lói tại một số cổ phiếu bán lẻ giúp thị trường có lực chống đỡ, thu hẹp một phần đà giảm. Theo đó, MWG ngược dòng tăng mạnh 3,67% lên mức 144.000 đồng/cổ phiếu đã trở thành "công thần" lớn nhất giúp VN-Index tăng 0,91 điểm. Bluechips khác là FPT và DGC kết phiên với sắc xanh cũng là các nhân tố tác động tích cực cho thị trường trong phiên hôm nay.

Báo cáo mới đây của Chứng khoán ACB (ACBS) đã đánh giá, mặc dù chỉ số VN-Index đã tăng 17,4% CAGR trong giai đoạn 5 năm từ 2017-2021, song thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn không bị định giá quá cao. So với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 15,8% CAGR trong 5 năm qua cùng với mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến đạt 21,8% trong năm 2022, ACBS cho rằng mức định giá hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam là hợp lý.

Dự phóng kịch bản cho VN-Index trong năm 2022, trong kịch bản trung lập, ACBS ước tính chỉ số VN-Index sẽ đạt trên 1.700 điểm, tương đương với mức 2022 P/E là ~ 13,8x. 

Đối với kịch bản lạc quan dựa trên việc nối lại các chuyến bay quốc tế trên toàn thế giới cùng với tác động tích cực từ gói tài khóa và tiền tệ của Chính phủ Việt Nam cũng như lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ vượt kỳ vọng, chỉ số P/E có thể duy trì ở mức hiện tại (~17x), dẫn đến chỉ số VN-Index được kỳ vọng sẽ đạt mức 1.900 - 2.000 điểm với P/E 2022 là 12,9x. 

https://cafef.vn/co-phieu-nao-la-toi-do-khien-vn-index-bay-hon-15-diem-trong-phien-dau-tuan-20220328155546784.chn

Phương Linh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên