Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: 2 mã tăng hơn 8%, khối ngoại gom mạnh VPB, giao dịch thoả thuận đột biến ở TCB
Tuần giao dịch đầu tiên tháng 9 diễn biến khá tích cực đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng.
- 10-09-2023Doanh nghiệp tham gia thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn được hưởng ưu đãi gì?
- 10-09-2023Dư địa giảm lãi suất không còn nhiều
- 10-09-2023Giá vàng tăng 650 nghìn đồng/lượng trong tuần qua
Từ ngày 5-8/9/2023, có đến 21/27 mã ngân hàng tăng giá. Trong đó, OCB là cổ phiếu tăng mạnh nhất, đóng cửa tuần ở mức 21.300 đồng/cp, tăng 8,7%. Đáng chú ý, cổ phiếu OCB cũng đã ghi nhận chuỗi 8 phiên tăng liên tiếp tổng cộng gần 16%.
Diễn biến tích cực của OCB được hỗ trợ bởi thông tin ngân hàng này chuẩn bị phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ cổ tức lên tới 50%, là một trong những tỷ lệ chia cao nhất nhóm ngân hàng trong năm nay.
OCB thông báo cho biết 21/9/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ phiếu phát hành do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng.
Các mã tăng mạnh tiếp theo mà ABB (8%), NVB (6,3%), MSB (5,4%), NAB (5,3%),…
Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn biến động nhẹ, trong đó VCB (+0,4%), BID (+0,1%), CTG (-0,5%). VPB và TCB diễn biến tích cực hơn với mức tăng lần lượt 4,1% và 2,5%.
Chiều ngược lại, một số cổ phiếu giảm giá như SSB (-2,1%), EIB (-1,9%), TPB (-1%),…
Thanh khoản khớp lệnh toàn ngành đạt gần 1.500 tỷ trong tuần qua, tương đương bình quân 3.700 tỷ đồng/phiên. Trong đó, STB vẫn là “ông vua” thanh khoản với giá trị giao dịch hơn 2.700 tỷ đồng. Các mã MBB, SHB, VPB có thanh khoản đạt 1.300-1.600 tỷ đồng.
Ở phương thức thoả thuận, TCB chứng kiến giao dịch đột biến phiên 5/9 và 8/9 với khối lượng và giá trị lần lượt là 37,5 triệu cp - 1.206 tỷ đồng và 45,8 triệu cp - 1.530 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong diễn biến liên quan, con gái ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT TCB đã đăng ký mua 82,18 triệu cổ phiếu TCB theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận, thực hiện từ ngày 25/8 đến 19/9.
Khối ngoại có động thái gom mạnh VPB của VPBank trong tuần qua, đặc biệt là 2 phiên 6/9 và 8/9 với giá trị mua ròng lên tới 421 tỷ và 501 tỷ đồng, chủ yếu theo phương thức thoả thuận. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã nâng sở hữu tại VPB lên 16,62%.
Giao dịch đột biến của khối ngoại diễn ra sau khi VPBank công bố thông tin về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (room ngoại) lên 30% vốn điều lệ. Theo đó, thời điểm chính thức điều chỉnh sẽ được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật và để đảm bảo thực hiện phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Trước điều chỉnh, “room” ngoại của VPBank được chốt ở mức 17,642%.
Nhịp sống thị trường