Cổ phiếu OCB đóng cửa ở mức đỉnh mới, cổ đông đã có lãi gần 10% từ cổ tức
Cổ đông OCB sau hơn 2 tháng chờ đợi đã có thể tạm mỉm cười khi không bị rơi vào hoàn cảnh "nhận cổ tức mà tức cổ" như các ngân hàng khác.
- 16-10-2021Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: OCB, VIB tăng mạnh nhất, khối ngoại trở lại mua ròng STB, MBB
- 11-10-2021'Đông Âu Tứ hùng' trong giới ngân hàng: Doanh nhân Trịnh Văn Tuấn người tạo ra cuộc cách mạng về hiệu quả tại OCB
- 10-10-2021Nhiều bất ngờ với những tính năng mới trong ngân hàng số của OCB
Phiên giao dịch chiều 20/10, nhiều cổ phiếu ngân hàng quay đầu hạ nhiệt, tuy nhiên lại có những thành viên bứt phá mạnh mẽ. OCB điển hình nhất.
Cổ phiếu OCB của Ngân hàng Phương Đông phiên sáng có lúc còn duy trì sắc đỏ nhưng sau đó đảo chiều tăng hơn 1%. Sang phiên chiều, đà tăng duy trì, sau đó bất ngờ nhảy vọt với dòng tiền đổ vào mạnh mẽ. Đóng cửa phiên, OCB tăng 1.100 đồng tương đương 4,3% lên 26.600 đồng/cổ phiếu - là cổ phiếu tăng tốt nhất dòng ngân hàng. Thanh khoản đạt hơn 8 triệu đơn vị, cao gấp hơn 2 lần so với mức bình quân giao dịch 10 phiên gần nhất.
Mức giá trên, nếu không tính điều chỉnh giá do chia cổ tức tỷ lệ 25% hồi đầu tháng 8, thì tương đương 33.250 đồng. Như vậy, hôm nay 20/10 ghi nhận mức giá cao kỷ lục của cổ phiếu ngân hàng này, đồng thời đưa vốn hóa thị trường của OCB vượt 36.400 tỷ đồng.
Như vậy, những ai lăn chốt cổ tức OCB cách đây 2 tháng, nay đã có lãi 9,3%, và chỉ chờ ngày "hàng về" để bán. Hi vọng các cổ đông của nhà băng này sẽ thoát khỏi "lời nguyền" nhận cổ tức ngân hàng mà "tức cổ" như các nhà băng VietinBank, MB hay LienVietPostBank chia trước đó.
OCB là một trong những ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Cổ phiếu OCB cũng diễn biến khá tích cực cùng triển vọng lạc quan. Trong thời gian tới, OCB còn "game" bán vốn cho đối tác nước ngoài, như lời ông Trịnh Văn Tuấn, chủ tịch OCB đã chia sẻ với chúng tôi cách đây không lâu.
Diễn biến giá cổ phiếu OCB từ khi niêm yết trên HoSE đến nay
Nhịp sống kinh tế