MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất tháng 2: Có mã tăng 470%

Cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất tháng 2: Có mã tăng 470%

Trong top 50 vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam số mã tăng giảm chia vẫn khá đều trong tháng 2, trong đó có 23 mã giảm và 27 mã tăng giá.

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động hẹp trong tháng thứ 2 của năm 2022 trước những căng thẳng leo thang giữa hai nước Nga và Ukraine. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2 (28/2), VN-Index đứng ở mức 1.490,13 điểm, tương ứng tăng 11,17 điểm (0,76%) so với phiên cuối tháng 1. HNX-Index tăng 23,69 điểm (5,68%) lên 440,42 điểm. UPCoM-Index tăng 2,51 điểm (2,29%) lên 112,2 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm đáng kể so với tháng 1. Tổng giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường đạt 27.504 tỷ đồng/phiên, giảm 16% so với tháng 1, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân phiên giảm 15,2% xuống còn 25.803 tỷ đồng/phiên.

Thống kê 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam số mã tăng giảm chia vẫn khá đều, trong đó có 23 mã giảm và 27 mã tăng giá. Cổ phiếu gây nhiều áp lực nhất với thị trường trong tháng 2 là VIC của Vingroup ( HoSE: VIC ) khi giảm đến 20,6%. Theo BCTC hợp nhất quý IV/2021 của Vingroup, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cả năm 2021 là âm 2.771 tỷ đồng.

Tháng 2 là thời điểm không được tốt đối với nhóm ngân hàng khi hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm ngành này giảm khá mạnh, trong đó, cả 6 vị trí giảm mạnh tiếp theo trong top 50 vốn hóa đều thuộc nhóm ngân hàng là CTG của VietinBank ( HoSE: CTG ), SSB của SeABank ( HoSE: SSB ), EIB của Eximbank ( HoSE: EIB ), BID của BIDV ( HoSE: BID ), STB của Sacombank ( HoSE: STB ) và HDB của HDBank ( HoSE: HDB ).

Chiều ngược lại, VEF của Triển lãm Việt Nam ( UPCoM: VEF ) là mã tăng giá mạnh nhất trong top 50 vốn hóa với 18,7%. DIG của DIC Corp ( HoSE: DIG ) sau khoảng thời gian lao dốc trong tháng 1 đã hồi phục tốt trở lại ở tháng 2 với mức tăng 16,8%. Bên cạnh đó, GEX của Gelex ( HoSE: GEX ) cũng tăng trên 16% sau một tháng giao dịch.

Cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất tháng 2: Có mã tăng 470% - Ảnh 1.

Biến động giá của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất TTCK

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường chứng khoán thuộc về XMD của Xuân Mai - Đạo Tú ( UPCoM: XMD ) với hơn 468% từ mức 1.900 đồng/cp leo lên 10.800 đồng/cp. Xuân Mai - Đạo Tú có tiền thân là chi nhánh của CTCP bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai tại Vĩnh Phúc. Ngành nghề kinh doanh: sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình cầu đường, thủy lợi; xây dựng các khu đô thị, công nghiệp...

Xuân Mai - Đạo Tú có kết quả kinh doanh không mấy tích cực. Năm 2020, công ty đạt doanh số 62,4 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế ở mức -5 tỷ đồng, khiến EPS ở mức -1.250 đồng/cổ phiếu. Trong khi năm trước đó, Xuân Mai Đạo Tú vẫn lãi 5,3 tỷ đồng, EPS ở mức 847 đồng/cổ phiếu.

Tiếp sau đó, hai cổ phiếu thuộc ngành bao bì đóng gói là BBH của Bao bì Hoàng Thạch ( UPCoM: BBH ) và PBP của Bao bì Dầu khí Việt Nam ( HNX: PBP ) tăng lần lượt 158% và 118%.

Cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất tháng 2: Có mã tăng 470% - Ảnh 2.

30 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.

Trong khi đó, cổ phiếu giảm mạnh nhất thị trường trong tháng 2 là GER của Thể thao Ngôi sao Geru ( UPCoM: GER ) với 58,5%. Một cổ phiếu khác cũng giảm trên 50% là SQC của Khoáng sản SG-Quy Nhơn ( UPCoM: SQC ). Tuy nhiên, cả hai cổ phiếu này đều có thanh khoản rất thấp.

Trong top 30 cổ phiếu giảm mạnh ở tháng 2 bên cạnh VIC cũng chỉ có một cổ phiếu khác thuộc diện thanh khoản cao là DVG của Tập đoàn Sơn Đại Việt ( HNX: DVG ). Cổ phiếu này giảm 32,6%.

Cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất tháng 2: Có mã tăng 470% - Ảnh 3.

30 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất.


Theo Bình An

Người Đồng Hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên