Cổ phiếu tăng trưởng bị bán tháo, Nasdaq chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 3
Kết thúc phiên 4/5, chứng khoán Mỹ giao dịch trái chiều khi cổ phiếu công nghệ và các cổ phiếu tăng trưởng khác bị bán tháo.
- 04-05-2021Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thị trường chứng khoán chỉ tăng giá?
- 04-05-2021Muốn sòng phẳng về tài chính và chia tay trong hòa bình, người trẻ Mỹ ký thỏa thuận tiền hôn nhân
Chỉ số S&P 500 đóng cửa phiên giao dịch thấp hơn 0,7% ở mức 4.164,66 điểm, sau khi giảm 1,5%. Chịu áp lực từ một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã khiến Nasdaq Composite giảm 1,9% xuống 13.633,50 điểm, chứng kiến ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 3.
Cổ phiếu Apple giảm 3,5%. Alphabet - công ty mẹ của Google mất 1,6%, Facebook giảm 1,3% và nhà sản xuất ô tô điện Tesla giảm 1,7%. Cổ phiếu Nvidia và Intel lần lượt mất 3,3% và 0,6%.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones kết thúc ngày trong sắc xanh nhờ sự khởi sắc của Dow Inc và Caterpillar. Chỉ số gồm 30 cổ phiếu đóng cửa với mức tăng 19,8 điểm, tương đương 0,1%, lên 34.133,03 điểm, sau khi có lúc giảm hơn 300 điểm.
Ở phiên này, thị trường đã chịu áp lực từ nhiều yếu tố, nhưng các chiến lược gia cho rằng đó là do mối lo ngại về lạm phát gia tăng, Cục Dự trữ Liên bang có thể phải giảm bớt quy mô của các chính sách kích thích tiền tệ sớm hơn so với thông báo và khả năng tăng thuế trong những tháng tới.
Chứng khoán Mỹ chạm mức thấp nhất trong ngày sau khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen bình luận rằng lãi suất có thể phải tăng lên một chút để giữ cho nền kinh tế không quá "nóng".
Cuối tuần trước, Warren Buffett, CEO của Berkshire Hathaway, cho biết trong cuộc họp thường niên của công ty rằng ông đang thấy "lạm phát rất đáng kể". Các công ty khác, chẳng hạn như Clorox, đã cho biết trong các báo cáo tài chính gần đây rằng giá họ phải trả giá cho các vật liệu được sử dụng để làm sản phẩm ở mức cao hơn và cuối cùng khách hàng là bên "gánh" chi phí đó. Giá hàng hóa, từ gỗ xẻ, ngô đến palladium, đã tăng trong những tháng gần đây.