MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu thép bất ngờ nổi sóng, Hòa Phát (HPG) khớp lệnh chóng mặt

Cổ phiếu thép bất ngờ nổi sóng, Hòa Phát (HPG) khớp lệnh chóng mặt

Trước phiên hôm nay (27/2), nhóm thép gần như đã lặng sóng từ đầu năm 2024. Trong khi VN-Index tăng hơn 8% các cổ phiếu thép gần như “dậm chân tại chỗ”.

Thị trường chứng khoán phiên 27/2 chứng kiến sự bứt phá bất ngờ của nhóm cổ phiếu thép với đầu tàu Hòa Phát (HPG). Cổ phiếu này tăng mạnh cùng giao dịch bùng nổ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Chỉ sau khoảng 1 giờ giao dịch đầu tiên, HPG đã khớp lệnh gần 50 triệu cổ phiếu, bằng một nửa phiên kỷ lục ngày 18/11/2022. Với hiệu ứng lan toả rộng, các cổ phiếu Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), SMC, VNSteel (TVN), Pomina (POM),… cũng đồng loạt tăng mạnh.

photo-1709004757055

Giao dịch trên cổ phiếu thép tại thời điểm 10h30 sáng ngày 27/2

Trước phiên hôm nay, nhóm thép gần như đã lặng sóng từ đầu năm 2024. Trong khi VN-Index tăng hơn 8% từ đầu năm, các cổ phiếu thép gần như "dậm chân tại chỗ". Cổ phiếu đầu ngành HPG cũng là cái tên khoẻ nhất nhưng cũng chỉ có mức tăng 3%, khiêm tốn hơn rất nhiều so với thị trường chung. Trước đó, trong năm 2023, giá cổ phiếu thép đã tăng trung bình 58%, vượt trội hoàn toàn so với VN-Index (+12,2%) chủ yếu nhờ lợi nhuận hồi phục sau khi tạo đáy.

Trong báo cáo ngành mới đây, SSI Research đánh giá, dù kết quả kinh doanh theo năm của các doanh nghiệp thép trong năm 2023 chưa hồi phục mạnh, thậm chí còn giảm sâu hơn so với kết quả kinh doanh năm 2022, nhưng giá lợi nhuận theo quý đã chạm đáy trong nửa cuối năm 2022, sớm hơn so với phần lớn các ngành nghề khác.

Theo ước tính trong quý 4/2023, tổng lợi nhuận ngành thép đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, tăng 22% so với quý 3 trước đó và khả quan hơn nhiều so với mức âm hơn 5.000 tỷ cùng kỳ 2022. Đây là quý thứ 2 liên tiếp lợi nhuận các doanh nghiệp thép hồi phục so với quý trước và cũng là mức cao nhất trong vòng 6 quý trở lại đây.

So với cùng kỳ 2022, hầu hết các doanh nghiệp thép đều ghi nhận lợi nhuận hồi phục mạnh mẽ, đặc biệt là Hòa Phát (HPG) với lãi ròng tăng gần 5.000 tỷ. Nhiều doanh nghiệp khác cũng có lợi nhuận hồi phục hàng trăm tỷ so với quý cuối năm 2022 có thể kể đến như Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), VNSteel (TVN), Tôn Đông Á (GDA),…

photo-1709004776640

Về triển vọng 2024, SSI Research dự báo tổng sản lượng tiêu thụ thép có thể phục hồi hơn 6% so với cùng kỳ trong năm 2024, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%. Mức tiêu thụ thép cũng sẽ được hỗ trợ nhờ tình hình vĩ mô và thị trường bất động sản khởi sắc hơn. Trong chu kỳ trước, tiêu thụ thép xây dựng năm 2013 đã tăng khoảng 3% so với mức đáy năm 2012.

Bên cạnh đó, khối lượng xuất khẩu có thể duy trì tăng trưởng nhờ triển vọng nhu cầu toàn cầu tích cực. Theo hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép thế giới dự kiến sẽ tăng 1,9% trong năm 2024 so với 1,8% trong năm 2023. Nhu cầu từ các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ tăng 2,8% trong năm 2024 sau khi giảm 1,8% trong năm 2023. Trong khi đó, nhu cầu từ các nước ASEAN (trừ Việt Nam) dự kiến sẽ tăng tăng 5,2% trong năm 2024, cao hơn mức 3,8% trong năm 2023.

Đội ngũ phân tích SSI Research kỳ vọng lợi nhuận của các công ty thép sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024 từ mức nền thấp năm 2023 nhờ sản lượng tiêu thụ cải thiện, đặc biệt là của HPGHSG, và biên lợi nhuận gộp tăng trở lại từ mức thấp trong nhiều năm do giá thép nhiều khả năng đã kết thúc xu hướng giảm của những năm trước.

Hà Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên